Kỹ thuật nuôi cá tra trong ao năng suất lớn cho lãi ròng

Họ Cá tra là tên gọi một họ chứa khoảng 28 loài cá nước ngọt đã biết thuộc bộ Cá da trơn. Các loài trong họ này được tìm thấy trong các vùng nước ngọt và nước lợ. Trong số 28 loài của họ này thì loài cá tra dầu một loài cá ăn rong cỏ và đang ở tình trạng nguy cấp, là một trong những loài cá nước ngọt lớn.

Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và có hình tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia. Thông thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, ở cá tra dầu trưởng thành chỉ có các râu hàm trên. Thân hình đặc chắc. Vây béo (mỡ) nhỏ cũng tồn tại.


Cá tra có giá trị xuất khẩu cao. Ảnh: Kinh tế nông thôn

Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá tra có diện tích từ 500 m2 trở lên, có độ sâu nước 1,5-2m, bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Cần thiết kế cống để chủ động cấp thoát nước dễ dàng cho ao. Trước khi thả cá phải tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao. Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn đáy dày 0,2-0,3 m.

Lấp hết hang hốc, lỗ mọi và tu sửa lại bờ, mái bờ ao. Dùng vôi bột rải khắp đáy ao va bờ ao, 7-10 kg/100m2. Phơi đáy ao 2-3 ngày. Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn lưới lọc để ngăn cá dữ và dịch hại lọt vào ao.

Chọn và thả cá giống

Theo trung tâm Khuyến nông Cần Thơ, cá giống phải có kích cỡ đồng đều, nhiều nhớt, không xây xát. Thông thường thả cá tra giống kích cỡ 80 – 100g/ con. Mật độ thả nuôi: 5 - 8 con/m2 . Cá tra thả nuôi được quanh năm.

Nên vận chuyển cá giống lúc trời mát, vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, chuyển cá bằng bao nilon bơm oxy với mật độ: 200 con/bao (60 x 100 cm). Dùng dây thun buộc 2 góc bao nilon lại tránh gai nhọn của vây cá đâm vào nilon làm thủng bao. Trước khi thả cá vào ao phải ngâm bao trong nước 15 phút để tránh sốc nhiệt do chênh lệch nhiệt độ giữa bao đựng cá và môi trường nước ao nuôi.

Nếu ao nuôi có diện tích lớn hơn 300 m2 thì dùng lưới cước chắn lại khoảng 50 - 100 m2 ao, thả cá giống vào để dễ chăm sóc và quản lý. Sau thời gian từ 15 - 30 ngày tùy theo diện tích lưới chắn, sau đó mở lưới để cá ra ao. Có thể thả thêm cá chép với lượng 5% tổng số cá thả.

Thức ăn cho cá

Đối với cá tra, thức ăn có 2 dạng:Thức ăn công nghiệp đã được chế biến dùng cho cá và thức ăn tự chế từ nguồn nguyên liệu là phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các loại tôm, cua, cá tạp để chế biến thức ăn cho cá nuôi, đồng thời cần bổ sung thêm khóang vi lượng và Vitamin C để kích thích cá ăn và sinh trưởng.

Cách cho ăn: Các nguyên liệu được xay nuhyễn, trộn đều cùng chất kết dính (bột gòn) để hạn chế việc tan rã nhanh của thức ăn, sau đó rải từ từ cho cá ăn từng ít một cho đến khi hết thức ăn. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần sáng và chiều tối Khẩu phần thức ăn 5-7% trọng lượng thân.

 

Quản lý chăm sóc và thu hoạch

Thường xuyên theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Khi bắt đầu cho ăn vì cá đói nên tập trung để giành ăn. Khi ăn đr no thì cá tản ra xa, khôn go lại nữa. Mặc dù cá tra chịu rất tốt trong điều kiện nuôi mật độ cao và nước ao ít thay đổi, nhưng cần chú ý thay bỏ định kỳ nước cũ và cấp nước mới để môi trường ao luôn sạch, phòng cho cá không bị nhiễm bệnh. Cứ 10 ngày thì thay từ 30% đến 50% nước cũ và cấp đủ nước sạch cho ao.

Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

Theo Minh Châu/ VietQ 

Các tin khác