Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (2 - 8/7)

1.1. Trên lúa

a) Các tỉnh Bắc bộ: Rầy non - rầy lưng trắng hại diện hẹp trên mạ mùa và lúa mùa cực sớm – sớm, lúa sạ. Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, tuyến trùng, sâu cắn gié,... tiếp tục hại.

b) Các tỉnh Bắc Trung bộ: Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa hè thu giai đoạn đầu vụ.

c) Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ. Chuột gây hại trên các trà lúa xuân hè giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương...

d) Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1. Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ. Lưu ý bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng trỗ - chín.

1.2. Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu nhiễm 13.111 ha (tăng 4.667 ha so với kỳ trước), diện tích nhiễm nặng 457 ha. Tập trung tại các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum, Bình Thuận...

Các tỉnh trồng ngô trong cả nước tiếp tục tăng cường điều tra phát hiện, chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu. Ngoài ra, bệnh huyết dụ, bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân có xu hướng gây hại tăng trên cây ngô.

- Cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi): Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp,... tiếp tục hại.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.

- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh phồng lá,... tiếp tục hại.

- Cây mía: Bệnh trắng lá, sâu non xén tóc,... hại cục bộ tại vùng ổ dịch.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.

- Cây cà phê: Rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả,... tiếp tục gây hại.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm,... tiếp tục gây hại.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành,... gia tăng hại.

- Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư,... gây hại nhẹ.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,... tiếp tục gây hại.

- Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.

KHUYẾN CÁO

Một tháng trở lại đây, nhiều tỉnh thành khắp cả nước như Đồng Nai, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang,… đều đã phát hiện một loại sâu gây hại trên ruộng ngô, loài này có đặc điểm hình thái, gây hại giống nhau được gọi là sâu keo mùa thu. Dù đã được cảnh báo, nông dân phun nhiều loại thuốc BVTV nhưng vẫn không thể khống chế được sự lây lan.

Trong tình trạng sâu keo tàn nặng nề và lan rộng, Nông dược HAI đưa ra giải pháp trị sâu keo hiệu quả nhất để bà con áp dụng:

THUỐC TRỪ SÂU HOPSAN 75EC: pha 30-40 ml/10 lít nước.

THUỐC TRỪ SÂU WELLOF 330EC: pha 30 ml/10 lít nước.

Lưu ý phun khi sâu mới xuất hiện, nên phun vào lúc trời mát và phun ướt đều cây trồng, nhất là phần đọt non nơi sâu tập trung sinh sống và gây hại.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI (Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh ☎ Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088; Website: www.congtyhai.com) 

Theo Cục BVTV

Các tin khác