Bí kíp chăn nuôi gà đẻ của anh nông dân thủ đô

Thứ nhất là đối với gà chuyên trứng cần chọn thời điểm là 18 tuần tuổi. Đối với gà mái thì cần chọn những con nhanh nhẹn, có đầu tròn; mắt to, sáng, mỏ bình thường; mào và tích tai đỏ tươi; thân hình cân đối; bụng phát triển; khoảng cách giữa phần cuối xương lưỡi hái và xương háng rộng; chân sáng bóng; lông cũng cần sáng, bóng và mượt.

Còn đối với gà trống thì cần chọn những con dáng hùng dung, thân hình cân đối, tiếng gáy vang. Mắt to, sáng, mào và tích cần đỏ tươi. Lông cổ, cánh mượt, cánh áp sát vào thân.

 


Am hiểu kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ, trại gà của anh Lập thu được số lượng trứng lớn mỗi ngày. ( Ảnh: Trần Quang)

Anh Lập cho biết, gà trống cần được chọn lọc kĩ càng, bắt từng con một, phải được vận chuyển cùng thời gian với gà mái, loại thải những con yếu và bị thương. Đặc biệt cần chú ý đến lượng ánh sáng sao cho phải được phân bố đều khắp chuồng nuôi, tránh để gà trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Về cách chăm sóc, theo anh Lập cho biết cần quan sát kĩ những con gà trống. Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Vì gà trống bắt đầu đạp mái từ 21 tuần tuổi. Cần giảm số lượng gà trống vào giai đoạn 32 tuần tuổi bởi lẽ lúc này gà trống đã thành thục và đạp mái quá nhiều. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8-1/10.

Bên cạnh đó, anh còn chia sẻ về các bước quan trọng như ổ đẻ cho gà với những điều kiện cơ bản nhưng không phải ai cũng nắm rõ như phải phân bố đều chuồng nuôi, số lượng ổ đẻ tính làm sao cho đủ 5 mái/ổ để tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cần đặt ổ đẻ ở chỗ có ít ánh sáng, ít tiếng động và đảm bảo thông thoáng.

Công tác thu nhặt và bảo quản trứng cũng được hết sức chú trọng như cần thu hoạch thường xuyên 2-4 lần/ngày và bảo quản trứng ở nơi khô thoáng mát, dùng khay, thúng , mẹt, rổ để đựng.

Đó là những chia sẻ của anh Nguyễn Đức Lập về kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản qua ba giai đoạn. Để đạt được thành công, bà con nông dân cần chú ý kỹ những vấn đề kỹ thuật nói trên.

Theo Dân Việt 

Các tin khác