Trồng cam bù.


Những gốc cam bù sai quả

Cam bù được trồng chủ yếu ở các xã Sơn Trường, Sơn Phúc, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trung, Sơn Kim, Sơn Tây và Sơn Lĩnh. Một vài xã thuộc huyện Hương Khê cũng trồng loại cam này. Ông Trần Ngọc Kiên, Chủ tịch UBND xã Sơn Mai cho biết, trong xã có hơn 200 hộ dân trồng cam bù với diện tích hơn 200ha.

số hộ trồng cả trang trại rộng 30ha với hàng nghìn gốc. Bà Lê Thị Tâm, chủ trang trại cam Tâm Linh chia sẻ, việc chọn giống tốt và sạch bệnh giúp cây sinh trưởng khỏe trong giai đoạn kiến thiến cơ bản, tăng sức đề kháng sâu bệnh, cho quả ngon. Cây giống khỏe, mập không mang mầm bệnh, bộ rễ khỏe, đường kính thân 0,5cm, chiều cao trên 30cm (đối với cây ghép).

Với cây chiết, đường kính thân từ 0,8 - 1cm. Cam được trồng từ đầu tháng 2 hoặc cuối tháng 9 là thích hợp cho cây phát triển nhất. Đất trồng phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt. Trước khi trồng bón lót 30 - 40kg phân chuồng hoai mục + 0,3-0,5 kg lân + 0,1-0,2kg kali + 0,5 - 1kg vôi bột. Khi bón trộn đều các loại phân với nhau. 10 - 15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố để phòng ngừa sâu bệnh.

Cắm chữ X vào cây và buộc để tránh bị lay gốc. Dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1 lần/ngày. Tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng). Để cây ra quả đều đặn, mỗi năm phải thụ phấn hai lần. Bà Tâm cho biết, việc chăm sóc tỉa cành, bón cho cam bù rất kỳ công và vất vả, phải thuê nhân công với chi phí mỗi ngày hơn 200.000 đồng. Sau trồng 4 năm cây mới cho quả.

Cam bù có đặc điểm là quả hình cầu, vỏ nhẵn và dày, trọng lượng trung bình 250gr/quả. Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, quả màu vàng da cam, nhiều nước, tép màu hồng. Năng suất khoảng 30 - 70kg quả/cây, cá biệt có những cây cho từ 100-200kg quả. Không như các giống cam khác, cam bù là giống chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên có giá cao, từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Khi thu hoạch, những nhà vườn lớn phải thuê nhân công...

Theo LÊ CHINH/ NNVN

Các tin khác