Nuôi tôm an toàn dịch bệnh


Nuôi tôm VietGAP tại xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang

TS Nguyễn Tấn Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) cho biết, ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm nước lợ thương phẩm là giải pháp số 1 để ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và bền vững. TS Dũng cho hay, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh đã phá vỡ cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém và tồn lưu hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng tạo nên rào cản trong việc xuất khẩu tôm.

Nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn một, trước khi thả giống cải tạo ao nuôi được tiến hành gồm các khâu sau: Tháo cạn nước trong ao; Dọn bùn đáy ao và sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bùn đen ở đáy ao; Phơi đáy 10 - 15 ngày; Cày xới đáy ao để các khí độc NH3, H2S thoát ra khỏi đáy ao và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh sinh vật phân giải đáy ao phát triển mạnh; Bón vôi cải tạo đáy ao và bờ ao. Cấy nước và diệt khuẩn với các sản phẩm không độc cho tôm như Lodine, chỉ diệt khuẩn bằng Clorine khi cần thiết với những ao nuôi khi vụ trước bị bệnh hoặc ao nuôi nằm trong vùng có dịch bệnh. Sau 5 - 6 ngày tiến hành diệt tạp và bón phân gây màu nước.

Đối với những ao nuôi khó gây màu nước có thể sử dụng chế phẩm vi sinh probi để gây màu nước. Với những ao nuôi có đáy bị nhiễm phèn nặng dùng chế phẩm vi sinh chuyên xử lý phèn có chủng vi sinh Thiobaccillus spp để xử lý phèn. Sử dụng chế phẩm vi sinh để gia tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. Kiểm tra thành phần vi sinh trong ao khi đạt yêu cầu thì tiến hành thả giống. Giai đoạn hai, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý môi trường định kỳ trong suốt vụ nuôi để ổn định mật số vi khuẩn có lợi trong ao nhằm duy trì chất lượng nước trong suốt vụ nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

Sử dụng chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn trong để ổn định khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn, đồng thời giúp phòng trị các bệnh về đường ruột của tôm. Giai đoạn ba, sau khi thu hoạch tôm thương phẩm sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường và sau khi kết thúc vụ nuôi.

Theo TRẦN QUANG/ NNVN

Các tin khác