Kỹ thuật nuôi chim bồ câu kiểng sinh sản kiếm tiền tỷ xây nhà lầu

Bồ câu kiểng mặc dù mới du nhập vào Việt Nam được vài năm gần đây nhưng loài chim bồ câu này nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới chơi sinh vật cảnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi bồ câu kiểng sinh sản thực chất không hề đơn giản, nếu không trang bị cho mình những kiến cơ bản nhất thì rất dễ thất bại.

Chọn giống

Bồ câu kiểng có rất nhiều loại như sư tử, bồ câu thổi kèn, bồ câu xòe Nhật, bồ câu gà banh... Do đó, việc chọn loại nào tùy thuộc vào niềm yêu thích của bạn nhưng cần phải đảm bảo các yếu tố như khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi, bộ lông và màu sắc, hình thái phải đẹp.


Kỹ thuật nuôi chim bồ câu kiểng sinh sản chọn giống rất quan trọng. Ảnh minh họa

Chuồng nuôi

Nuôi chim bồ câu kiểng bạn chỉ cần làm chuồng đơn giản như các loài chim bồ câu Pháp hay bồ câu ta là được. Tuy nhiên chuồng nuôi cũng phải đảm bảo sạch sẽ, cao ráo để tránh chuột, rắn rình rập, nhất là trong thời kỳ chim sinh sản.

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu kiểng sinh sản

Nuôi chim bồ câu kiểng cũng giống như nuôi bồ Pháp nhưng khác ở chổ là phải chú trọng đến màu sắc của nó và khả năng ấp trứng của bồ câu kiểng. Thường tỉ lệ nở con không cao như bồ câu Pháp nên thông thường người ta để bồ câu Pháp ấp hộ và nuôi dưỡng đến khi ra ràng.

Để chim bồ câu kiểng sinh nở đúng thời kỳ, khi nuôi chim bồ câu kiểng được 5 tháng tuổi bắt đầu chuyển sang giai đoạn ghép đôi chúng. Lúc này bạn nên chuyển mỗi đôi sang 1 ổ riêng đã được chuẩn bị đầy đủ như máng thức ăn, ổ đẻ. Việc chăm sóc giai đoạn này cũng phải cẩn thận và kỹ càng từ ăn, uống cho tới không gian nghỉ ngơi của chim cũng phải yên tĩnh.

Ghép đôi

Ghép đôi xong để chúng quen với chuồng và ổ đẻ bạn phải lót thật khéo dùng rơm bện thật khít với đường kính của ổ để chim không làm rơi vãi rơm lung tung. Nơi ấp trứng của chim cần yên tĩnh, hãy giảm bớt tầm nhìn như âm thanh, ánh sáng để chim tập trung hơn vào việc ấp trứng.


Kỹ thuật nuôi chim bồ câu kiểng sinh sản cần chú ý tới việc ghép đôi và ấp trứng. Ảnh minh họa

Chim ấp trứng được 18-20 ngày sẽ nở, với những vỏ trứng nào lâu lâu chim chưa đạp được vỏ trứng để chui ra thì bạn cần hộ trợ nó bằng cách bóc vỏ trứng ra để chim non không bị chết ngạt trong trứng. Khi chim nuôi con được khoảng 28 ngày cần thay ổ lót thường xuyên cho chim 2-3 ngày 1 lần để tránh phân tích tụ trong ổ tạo điều kiện cho ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Khi chim non được 10 ngày tiến hành cho ổ đẻ thứ hai.

Dinh dưỡng

Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu kiểng tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật như đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã gia công chứa nhiều chất khoáng và vitamin. Chim bồ câu kiểng cũng cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày. Kích cỡ của các hạt dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn.

Phòng bệnh

Nuôi chim bồ câu kiểng quan trọng nhất là việc phòng dịch. Muốn chim phát triển tốt, không bị bệnh cần chú ý xây dựng chuồng trại ở nơi thoáng mát và tiêm phòng dịch định kỳ cho chim.

Giá trị

Chim bồ câu kiểng có giá trị kinh tế cực cao. Mỗi cặp đôi có giá hạng trung từ 400.000 – 800.000 đồng/cặp, loại cao cấp trên khoảng trên dưới 2 triệu đồng/cặp. Còn nếu chim kiểng đã trưởng thành thì giá trị còn cao hơn gấp nhiều lần.

Theo An Dương / VietQ

Các tin khác