Kỹ thuật nuôi gà Đông tảo tại nhà

Để nuôi gà Đông tảo mang lại lợi nhuận cao tuy đơn giản nhưng vẫn phải đòi hỏi người nuôi cần nắm vững các bước kỹ thuật nuôi cơ bản nhất.

Chọn giống

Dù nuôi bất kỳ một con giống nào thì việc lựa chọn giống ban đầu cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ quyết định bạn có nuôi thành công hay không. Do đó bạn phải mua con giống có nguồn gốc rõ ràng tại địa chỉ tin cậy. Con giống phải khoẻ mạnh, có đặc điểm phù hợp với tiêu chuẩn giống. Gà thuần chủng chân ú, mập có màu hồng hoặc hồng cam, ít lông càng lớn da càng đỏ.


Kỹ thuật nuôi gà Đông tảo cần phải chú ý nhất tới khâu dịch bệnh. Ảnh minh họa

Chuồng trại

Nuôi gà Đông tảo không cần tốn quá nhiều chi phí trong khâu làm chuồng trại. Chỉ cần vài vật liệu đơn giản như: tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ,... hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Tuy thuộc vào số lượng gà nuôi mà bạn làm rộng hẹp khác nhau nhưng phải đảm bảo cho gà có không gian chạy nhẩy. Cũng tránh để chuồng ẩm thấp gà dễ sinh bệnh.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà Đông tảo

Tùy mỗi một giai đoạn, gà Đông tảo sẽ cần phải có những kỹ thuật nuôi và chăm sóc khác nhau.

Với thời kỳ gà còn bé, sức đề kháng kém nên bạn cần phải bố trí chuồng trại kín gió, tránh mưa tạt. Tốt nhất bạn nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, nhất là khi mùa Đông để gà được ấm. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà có được sức đề kháng tốt nhất. Khi nuôi được khoảng 2 tháng tuổi, lúc này gà đã tương đối thuần và cân nặng tương đối bạn có thể thả gà ra môi trường để chúng có điều kiện phát triển tốt nhất.

Trong trường hợp muốn nuôi gà Đông tảo đẻ trứng để gây giống, bạn sẽ thấy khoảng 6 tháng là gà bắt đầu đẻ, trung bình 10 tháng đẻ 70 quả và khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả. Tuy nhiên, giống gà này ấp trứng khá vụng do bộ chân to nên bạn có thể tìm đến máy ấp trứng để có được trợ giúp tốt nhất.


Kỹ thuật nuôi gà Đông tảo cũng cần phải chú ý chuồng trại thoáng, rộng và sạch sẽ. Ảnh minh họa

Nên chăm sóc gà mái đẻ tốt, tránh tình trạng gà béo quá. Vì đây là giống gà chân to, nên nếu thân hình gà quá mập thì sẽ khó di chuyển, và khó đẻ cũng như ấp trứng hơn. Một điều rất quan trọng nếu để gà mái bị béo lên cũng làm tăng thời gian đẻ trứng.

Phòng trừ bệnh thường gặp

Nuôi gà nói chung và gà Đông tảo nói riêng thường bị rất nhiều bệnh khác nhau như dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng, lỵ, tiêu chảy…làm phát sinh lây lan gây tử vong gà ảnh hưởng lớn tới kinh tế cũng như bõ công chăm sóc. Vì vậy để giảm tối thiểu cao nhất, tránh gà bị bệnh nên việc làm hàng ngày chính là vệ sinh phòng chuồng trại luôn sạch sẽ, tẩy uế chuồng trại, sử dụng các trang thiết bị, đệm lót, dụng cụ phục vụ chăn nuôi, sát trùng định kỳ để phát hiện sớm bệnh để phòng trừ.

Theo An Dương / VietQ

Các tin khác