Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 29/5 - 4/6)

1. Trên lúa

Các tỉnh phía Bắc

- Rầy nâu - rầy lưng trắng - rầy nâu nhỏ: Rầy lứa 3 tiếp tục tăng mật độ, hại diện hẹp trên lúa chính vụ - muộn, giống nhiễm.

- Sâu đục thân 2 chấm: Trứng nở, sâu non tiếp tục gây bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ sau ngày 25/5.

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục phát sinh gây hại trên các giống nhiễm, nơi diện tích lúa có tỷ lệ bệnh trên lá cao trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

- Chuột, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn hại tăng; bọ xít dài, bệnh đen lép hạt, nhện gié… hại nhẹ.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ

* Trên lúa ĐX

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Tiếp tục gây hại trên gié lúa trà muộn giai đoạn chín - thu hoạch trong điều kiện thời tiết thuận lợi (tập trung tại Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa).

- Rầy nâu - rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín - thu hoạch tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Mức độ hại và diện tích nhiễm giảm.

- Các loại dịch hại khác: Chuột, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh lem lép hạt... tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn giai đoạn chín.

* Trên lúa HT: Các đối tượng như ốc bươu vàng, sâu đục thân, bọ trĩ, chuột, bệnh đạo ôn lá,...tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên mạ và lúa mới gieo sạ.

Các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... phát sinh gây hại lúa XH giai đoạn làm đòng - trỗ.

- Sâu keo, bọ trĩ... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ trên lúa XH giai đoạn đòng trỗ và lúa HT giai đoạn xuống giống - đẻ nhánh.

Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu phổ biến tuổi 1 - 3, mật độ từ thấp đến trung bình trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh, cục bộ một số diện tích có mật độ cao trên lúa giai đoạn đòng - trỗ.

- Bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát triển trên lúa giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, phát sinh mạnh nếu gặp điều kiện mưa nhiều.

2. Trên cây trồng khác

- Rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại mức độ nhẹ đến trung bình.

- Ngô: Các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn gây hại nhẹ, rải rác.

- Hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ tăng; bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm tiếp tục gây hại ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ.

- Cà phê: Bệnh khô cành tiếp tục hại.

- Thanh long: Bệnh đốm nâu có xu hướng giảm, mức hại nhẹ.

- Nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn diện tích nhiễm và tỉ lệ bệnh giảm nhẹ.

- Dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục gây hại ở các vùng trồng dừa.

- Điều: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư có xu hướng giảm về diện tích nhiễm.

Khuyến cáo

Trên lúa: Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông sử dụng Beam 75WP đặc trị đạo ôn; Bệnh bạc lá do vi khuẩn sử dụng Bonny 4SL; Bệnh khô vằn (đốm vằn) dùng Pulsor 23F (0,22 - 0,33 lít/ha) phun khi bệnh chớm xuất hiện. Phòng trừ các nấm bệnh gây lem lép hạt dùng Aviso 350SC (0,35 lít/ha) xử lý giai đoạn trước trổ và sau trổ đều.

Rầy nâu, rầy lưng trắng phun Applaud 10WP (1,5 - 2kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 - 15kg/ha); Sâu cuốn lá nhỏ phun ở ngưỡng phòng trừ sử dụng Opulent 150SC hoặc Wellof 330EC. Phòng trừ ốc bươu vàng bằng cách rải thuốc ốc Honeycin 6GR (5kg/ha).

Rau màu: Trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang bằng Opulent 150SC (0,35 - 0,4 lít/ha).

Thanh long: Phun phòng định kỳ bộ ba trừ đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI để phòng trừ nấm bệnh tấn công cành và trái.

Hồ tiêu: Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm định kỳ bằng nhóm sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25g/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

Cà phê: Bệnh khô cành phun Carbenda Supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; Rệp sáp, rệp vảy xanh phun Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha). 

Theo Cục BVTV

Các tin khác