Nuôi giun quế - Mô hình có một không hai hiện thực hóa giấc mơ làm giàu

Giun Quế thuộc ngành ruột khoang thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài giun địa phương sống trong đất. Giun Quế là một trong những giống giun đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài giun mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch.


Nuôi giun quế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung tâm Thông tin KH&CN Thành Phố Hải Phòng

Giun Quế có kích thước tương đối nhỏ. Khi trưởng thành, chúng có độ dài vào khoảng 10 –15 cm, thân hơi dẹt, có màu từ nâu đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất, đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng

Theo kỹ sư nông nghiệp Mai Văn Chiến, ở vùng nông thôn, rác hữu cơ như phân trâu bò gà lợn, phế thải rau củ quả, cây thân thảo,… rất phổ biến, nếu không có cách xử lý sẽ gây áp lực lớn đến môi trường. Mà phần nhiều số rác thải đó có thể tái sử dụng, vừa có giá trị vật chất, vừa giảm sự phân hủy tạo thành những chất gây ô nhiễm môi trường. Có một khả năng tái sử dụng với hiệu quả cao các chất thải hữu cơ trên đó là áp dụng công nghệ enzym phân hủy chất thải để làm thức ăn nuôi giun quế, sau đó dùng giun quế làm nguồn protein gốc động vật bổ sung thức ăn chăn nuôi. Phân giun quế và mùn bã sau quá trình nuôi giun là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt. Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư rất thấp, có thể mở rộng từ từ, phù hợp với cả các hộ nghèo nông thôn; sản xuất bền vững, sạch, thân thiện với môi trường.

Tác dụng của giun quế trong chăn nuôi

Làm thức ăn chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, thủy sản: Với hàm lượng Protein thô chiếm 70 % trọng lượng khô, hàm lượng đạm của giun tương đương với bột cá, bột đậu tương thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Giun còn hội đủ 12 loại Axit Amin, nhiều Vitamin, chất khoáng cần thiết cho gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, giun còn có các loại kích thích tố sinh trưởng tự nhiên, mà trong bột cá không có.

Trong chăn nuôi có bột giun sẽ không có mùi tanh và khét của cá và dầu cá, hấp dẫn với vật nuôi, lại bảo quản được lâu hơn thức ăn có dùng bột cá. Giun tươi là thức ăn lý tưởng cho nuôi cá, ba ba, rùa, lươn, ếch...làm tăng tốc độ sinh trưởng từ 15 – 40%, năng suất tăng 30%, giảm giá thành thức ăn 40 – 60%. Trong chăn nuôi gà năng suất trứng tăng từ 17 – 25%, tốc độ tăng trưởng tăng 65 – 100% và giảm tỷ lệ mắc các loại bệnh dịch (nếu nuôi bằng thức ăn không có giun thì tỷ lệ mắc bệnh cúm gà là 16 – 40%).

Chuồng trại

Phải có mái che mưa che nắng nền chuồng bằng xi măng hoặc bằng nền đất nện chặt nuôi giun ở những chỗ đất cao để tránh bị ngập khi có mưa. Nền chuồng cao hơn nền ngoài chuồng, bà con đã có sẵn chuồng bò, lợn, gà cũ thì có thể tận dụng,… hoặc có thể nuôi trong các ang, chậu, thùng xốp nhưng đảm bảo thoát nước. Giun rất thích chuồng kín tối và thoáng mát có điều kiện chúng sẽ phát triển rất nhanh.

Tấm che phủ: thường là bằng bao tải loại không tráng nilong, đay hoặc chiếu cói là tốt nhất (đảm bảo độ tối và thông thoáng), đặc điểm của giun là ăn và bắt đôi sinh sản thường ở trên bề mặt luống giun, nhưng phải ẩm và tối. Do đó người ta phải dùng tấm che phủ, vừa tạo bóng tối để giun liên tục ở trên mặt luống ăn thức ăn và sinh sản tăng năng suất luống giun.

Thùng tưới sử dụng các loại thùng có vòi hoa sen như doa tưới rau nếu không có thùng thì cho thể vẩy nước bằng rổ.

Gáo múc thức ăn có thể sử dụng ca múc nước bằng nhựa có cán loại 1 – 2 lít hoặc mũ bảo hộ lao động bằng nhựa buộc them cán bằng tre trúc , dài khoảng 1 – 1,5m

Thùng ủ phân: dùng thùng sơn 40 lít trở lên hoặc dụng cụ có thể chứa phân hoặc có thể xây hố ủ phân. Thùng ủ phân và hố ủ nên đặt gần luống giun nên đặt gần luốn giun để tiên việc cho giun ăn.

Chất nền là nơi cư trú ban đầu của giun, khi bắt đầu nuôi giun hoặc sau mỗi lần thu hoạch giun và phân giun chuẩn bị cho đợt nuôi tiết theo, bà con phải dải chất nền vào luống giun . Chất nền tốt nhất là phân bò hoặc phân trâu cũ. Bà con dải 1 lớp dầy khoảng từ 3 đến 5 cm xuống đáy nền chuồng để chuẩn bị nuôi giun.

Chuẩn bị giun quế giống và thả giun

Khi mua giun quế tốt nhất mua ở dạng sinh khối (có lẫn cả giun bố mẹ, giun con, trứng kén và cơ chất mà giun đang sống quen) để giun không bị “sốc” với môi trường lạ và sinh sản nhanh.

Khi chuẩn bị chuồng xong thì thả giun giống bằng cách rải sinh khối vào theo 1 đường thẳng giữa ô luống đó hoặc rải giun thành từng đám giữa mặt luống. Nên thả giun quế giống vào buổi sáng.

Khoảng 5 – 7 phút sau giun sẽ chui hết xuống lớp sâu. Quan sát mặt luống và loại bỏ những con giun ngọ nguậy tại chỗ, không có khả năng di chuyển xuống lớp đất sâu đó là những con giun bị thương trong quá trình thu gom, vận chuyển. Sau khi loại bỏ những con giun bị thương, dùng doa tưới cây tưới ẩm nhẹ lên luống.

Hàng ngày phải tưới ẩm mặt luống. Nếu trời nóng quá 34 – 35 độ C nên tưới nước nhiều lần để giảm nhiệt độ. Mật độ thả giống quyết định đến năng suất thu hoạch. Mật độ thích hợp khoảng 9 – 12kg sinh khối/m2 tương đương với 3 – 4 kg giun tinh/m2.

Theo Minh Châu/ VietQ 

Các tin khác