Cây Vạn tuế mang tài vận và hạnh phúc cho gia chủ nếu trồng theo cách này

Cây Vạn tuế nằm trong top 5 bộ cây mang ý nghĩa tâm linh và quyền lực nhất Việt Nam, đồng thời cũng là loại cây có tuổi thọ cao nhất trong bộ sưu tập sinh vật cảnh đẹp và ý nghĩa của Châu Á. Loài cây này vừa mang sự trường tồn của sức sống, vừa mang đến cho gia chủ sức khỏe và hạnh phúc ngàn năm.

Ngoài ý nghĩa to lớn ấy thì cây Vạn tuế còn có sức sống mãnh liệt, chịu nóng, chịu hạn tốt, do đó kỹ thuật trồng cây Vạn tuế tương đối đơn giản được nhiều người áp dụng trồng khắp nơi từ vườn nhà cho tới công viên, cây công trình, đình, chùa...

Chọn giống trồng cây Vạn tuế

Đối với mọi loại cây trồng thì việc chọn giống là bước đầu tiên quyết định tới sự phát triển của cây. Cây Vạn tuế cũng vậy cần chọn giống cây con không có bệnh. Nhất là thời gian khi tách cây con từ cây mẹ ta nên chọn cây mẹ to, khỏe, không có bệnh. Tránh sự lây lan bệnh từ cây mẹ qua sẽ làm cho cây giống bị bệnh và phát triển không tốt.

Chọn đất trồng thích hợp cho cây Vạn tuế

Thành phần đất chủ yếu trồng cây Vạn tuế bao gồm đất thịt trộn với một ít phân chuồng hoai mục và vôi bột để khử trùng đất, trộn đều lại với nhau sau đó đem đi ủ khoảng 10 ngày rồi mới tiến hành trồng cây.

Thời vụ trồng cây vạn tuế

Do là cây ưa ẩm nên nếu trồng trực tiếp ở ngoài đất thì nên chọn thời điểm vào vụ Xuân (tháng 3-4) hay vụ Thu (tháng 8-9) trong năm. Nếu trồng trong chậu thời vụ có thể tiến hành quanh năm tùy vào điều kiện mỗi nơi.

Kỹ thuật trồng cây Vạn tuế

Trước khi tiến hành trồng cây nên bón thêm phân lót nước khi trồng. Sau đó đặt cây trên đất đã chuẩn bị sẵn ở các hố nhỏ, đặt gốc cây và lấp đất cho gốc sao cho lấp đất chỉ đến phần phình to nhất của thân cây, không nên trồng quá nông hoặc qúa sâu đều không tốt cho cây. Nén đất nhẹ xung quanh gốc và tưới giữ ẩm cho cây.


Kỹ thuật trồng cây Vạn tuế nên chăm sóc tốt ở giai đoạn đầu. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cây Vạn tuế

Thời gian đầu khi trồng cần chăm chỉ tưới nước để giúp cây nhanh chóng bám vào đất. Tưới từ từ và đều tránh đóng váng trên mật của đất. Định kỳ tưới 2-3 ngày 1 lần cho đến khi cây bén rễ vào đất thì thưa dần.

Cây Vạn tuế không yêu cầu chăm sóc đặc biệt do có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy song cũng không nên để cây bị hạn hoặc quá ẩm ở đất sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra lá của cây.

Cần chú ý khi cây ra lá non cần giữ gìn không làm gãy, gập hoặc rơi rớt nước phân lên các lá non này nhất là những cây con thân cây vẫn còn thấp. Cứ khoảng 2-3 tháng nên tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/20 để giữ bộ lá xanh đậm và tăng khả năng ra lá cho cây.

Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Vạn tuế không phải ai cũng biết

Trong Đông y, hạt, lá, nón, rễ đều có thể làm thuốc. Lá có tác dụng thu liễm chỉ huyết, giải độc chỉ thống. Hoa có tác dụng lý khí chỉ thống, ích thận cố tinh. Hạt có tác dụng bình can, giáng huyết áp. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, bổ thận.

Cụ thể, lá được dùng trong các trường hợp: Xuất huyết, viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, đau dây thần kinh, mất kinh, ung thư... Hoa dùng chữa đau thượng vị, di tinh, bạch đới, đau kinh. Hạt dùng trị huyết áp cao. Rễ dùng trị lao phổi, đau răng, đau thắt lưng, bạch đới, thấp khớp tạng thống phong, chấn thương. Ngoài ra, hạt dùng trong những trường hợp hoạt tinh, khí hư, bị thương đau đớn. Ngày dùng 12-40g lá đốt thành than cho uống hay sắc với nước mà uống. Ngày dùng 1-2 hạt sắc nước uống.

 

Theo An Dương/ VietQ 

Các tin khác