Vùng đất nông dân đổi đời nhờ nuôi tôm càng xanh to bự trong ruộng lúa đẹp như tranh

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ: So với các tỉnh khác thì con tôm càng xanh Cà Mau không đẹp về hình thức, do bám nhiều rong, thế nhưng chất lượng thịt thì không thua kém gì. Nhiều năm nay sản lượng nuôi cũng như năng suất tôm càng xanh đã chứng minh tính khả thi của đối tượng nuôi này.


Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi của cả nước). Trong đó, tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau. Ảnh: Bảo Lâm.

Tôm càng xanh-Một tiềm năng lớn

Cà Mau là một trong các tỉnh tại ĐBSCL có diện tích nuôi tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản lượng lớn. Năm 2019, toàn tỉnh có khoảng 18.300ha nuôi tôm càng xanh, tăng 2,7% so với năm 2018 (chiếm khoảng 9,6% diện tích nuôi tôm càng xanh của cả nước).

Trong đó, nuôi tôm càng xanh tập trung chủ yếu tại các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau.

Hình thức nuôi tôm càng xanh chủ yếu là nuôi xen canh trong ruộng lúa; nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m2. Năng suất tôm càng xanh nuôi bình quân khoảng 245kg/ha/năm; sản lượng nuôi đạt trên 4.500 tấn/năm.

Tỉnh Cà Mau có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm với các loại hình: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm - lúa, tôm - rừng kết hợp.

Trong đó, diện tích tôm - lúa khoảng 45.000ha, tôm - rừng khoảng 30.000ha. Các huyện vùng Bắc Cà Mau nói chung và huyện Thới Bình nói riêng là khu vực có tiềm năng sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải có các biện pháp thích ứng nhanh để giảm thiểu rủi ro, duy trì các hoạt động sản xuất, người dân luôn có những giải pháp để thích nghi, trong đó, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa là điển hình.

Do môi trường trồng lúa phù hợp cho tôm càng xanh phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tôm chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc bổ sung một ít thức ăn chế biến nên hiệu quả kinh tế khá cao.

Sự kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm, lúa sạch.

 

Việc cấy lúa trên đất nuôi tôm cải tạo môi trường nước, tạo thức ăn cho tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Kết quả mô hình canh tác tôm - lúa kết hợp đã được người dân áp dụng và thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Thực tế hiện nay, người dân rất quan tâm đến loại hình nuôi tôm càng xanh xen canh lúa này. Mô hình mang lại lợi ích về kinh tế khá lớn và qua đó mang lại những giá trị về mặt xã hội: Giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động; đồng thời góp phần giảm nghèo, xây dựng phát triển kinh tế, ổn định môi trường xã hội.


Tôm càng xanh ở tỉnh Cà Mau chủ yếu nuôi xen canh trong ruộng lúa, nuôi trong mương vườn, nuôi ghép với các loài thủy sản khác, mật độ nuôi bình quân khoảng 1,5 con/m². Ảnh: Bảo Lâm.

Biết cách khai thác - phát huy hiệu quả

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện tổng số 92 nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Trong đó lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm 60,9%. Đa số các đề tài, dự án đã nghiệm thu được chuyển giao ứng dụng vào thực tiễn và đời sống có hiệu quả.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau còn thực hiện hàng năm với 3 chương trình, gồm: Xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo đó, Sở đã triển khai thực hiện tổng số 46 dự án thuộc 3 chương trình, đã nghiệm thu kết quả 28 dự án; thực hiện Dự án nâng cao năng suất chất lượng, sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020, đã triển khai tổng số 16 dự án, đã nghiệm thu 6 dự án.

Đến giai đoạn 2016 - 2020, tính riêng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh là 4 dự án, chiếm 2,8% trong tổng số đề tài dự án được triển khai thực hiện

Các dự án đã đạt được một số kết quả nổi bật: Đã phối hợp Trung tâm Giống thủy sản An Giang và Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL chuyển giao khoa học kỹ thuật và làm chủ được 3 quy trình công nghệ: Ương dưỡng tôm giống càng xanh toàn đực; nuôi tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa; sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP (trong hệ thống lúa - tôm).

Theo HỮU PHÚ/ BÁO ĐẤT MŨI 

Các tin khác