Giá cà phê ngày 13/11: Cà phê trong nước giá chững lại, 2 sàn giao dịch quốc tế giá cà cũng giảm
Giá cà phê hôm nay 13/11: Giá cà phê chững, ổn định trên cả nước Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 1/2024 được ghi nhận tại mức 2.421 USD/tấn sau khi giảm 0,37% (tương đương 9 USD). Giá cà phê Arabica giao tháng 12 tại New York ở mức 174,50 US cent/pound sau khi giảm 2,40% (tương đương 4,3 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 12h24 (giờ Việt Nam). Giá cà phê tại Tây Nguyên hôm nay ghi nhận chững lại. Cụ thể, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 57.600 - 58.300 đồng/kg. Tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 57.600 đồng/kg. Tiếp đến là Gia Lai và Đắk Nông với 58.200 đồng/kg. Tỉnh Đắk Lắk giao dịch ở mức 58.300 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong các địa phương. Số liệu được công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 43.725 tấn (khoảng 728.750 bao, bao 60 kg), giảm 14,2% so với tháng trước và giảm tới 48,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là khối lượng xuất khẩu thấp nhất của ngành cà phê trong 12 năm qua (kể từ tháng 11/2011), cho thấy lượng hàng gối vụ dường như còn không đáng kể. Theo Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (VICOFA), lượng cà phê xuất khẩu giảm nhiều từ tháng 8 đến tháng 10/2023 chủ yếu là do sản lượng thu hẹp, tồn kho vụ cũ chuyển qua vụ mới thấp nhất qua các năm. Niên vụ trước tồn kho cuối vụ vào tháng 9/2022 khoảng 160.000 tấn, trong khi tháng 9/2023 chỉ trên dưới 58.000 tấn. Với kết quả này, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm đạt 1,3 triệu tấn với kim ngạch 3,3 tỷ USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 1,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 10 đã nối dài đà tăng trong tháng thứ 8 liên tiếp lên mức kỷ lục mới là 3.603 USD/tấn, tăng 8,9% so với tháng trước và tăng 40% (tương ứng 1.042 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 10 tháng đầu năm, giá cà phê xuất khẩu của nước ta đã tăng 10,6% so với cùng kỳ lên 2.535 USD/tấn. Theo dự báo của Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê của Việt Nam niên vụ 2023-2024 sẽ giảm 10% so với niên vụ trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích trồng xen tăng, người nông dân sẽ đầu tư vào các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, cây ăn trái. Bên cạnh đó, do giá cà phê đang có xu hướng giảm nên một số vùng có hiện tượng hái xanh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê đầu niên vụ. Phòng trừ rệp muội, rệp vảy nâu – vảy xanh hại cà phê Đặc điểm của các loài rệp hại cà phê Gây hại trên cây cà phê có 3 loài rệp chính: Rệp muội, rệp vảy nâu và rệp vảy xanh. Chúng thường xuất hiện đơn lẻ hoặc đồng thời khi có điều kiện phù hợp. Thường là mùa khô, giai đoạn thời tiết ít mưa. Rệp muội: Còn có tên gọi là rầy mềm hay rệp bông. Tên khoa học là: Aphis gossypii, tên tiếng Anh: Aphid. Thân màu xanh đen hoặc vàng xanh. Giống nhau về hình dáng, con trưởng thành có thể có cánh hoặc không. Chiều dài cơ thể 1,2 – 1,9mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng vàng nhạt có khi xanh đậm. Ống bụng màu đen. Vòng đời trung bình 5-7 ngày nhưng sinh sản nhanh với sống tập trung thành tổ với số lượng lớn. Các cá thể rệp muội đều có khả năng sinh sản. Chất thải của rệp thường thu hút sự phát triển của nấm muội đen. Rệp vảy nâu: Tên khoa học Saissetia hemisphaerica. Con cái trưởng thành không có cánh, phồng lên thành hình bán cầu có vỏ màu nâu. Kích thước 2-3mm. Con được có cánh màu xanh hoặc vàng nhạt, dài 1,2mm. Rệp vảy xanh: Tên khoa học Coccus viridis. Rệp cái trưởng thành không có cánh, mình dẹp màu xanh, bám chặt vào lá và cành non. Cả ba loài rệp thường tiết ra dịch ngọt, thu hút các loài kiến cộng sinh. Chúng thường ít di chuyển và đôi khi được kiến mang thức ăn đến nuôi. Đặc điểm gây hại của của các loại rệp cà phê Rệp muội: Gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà phê, chè xanh, cam, quýt, bưởi da xanh... Rệp bám vào lá và các ngọn non để chích hút nhựa cây, làm cho lá/ngọn biến dạng, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm cho bộ phận đó khô héo rồi chết. Phần chất thải của rệp còn thu hút nấm muội đen phát triển, gây cản trở quang hợp giảm năng suất cây trồng. Rệp muội gây hại quanh năm, đặc biệt là giai đoạn cây ra chồi non, ra lá mới. Rệp vảy nâu, vảy xanh: Cũng bám chặt vào lá và cành non để hút nhựa, làm lá biến dạng, hỏng chồi. Các vườn cà giai đoạn cây con và kiến thiết, cần đặc biệt lưu ý. Rệp vảy nâu và vảy xanh thường xuất hiện nhiều vào mùa khô Vết thương do rệp chích hút nhựa còn là nơi lý tưởng để các loại nấm bệnh, virus, vi khuẩn tấn công và lây lan. Biện pháp phòng trừ rệp hại cà phê Biện pháp canh tác: Dọn vườn tược sạch sẽ, hạn chế cỏ dại. Áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc cà phê để cây khỏe mạnh. Biện pháp hóa học: Vào mùa khô phun phòng rệp bằng các loại thuốc lưu dẫn, nội hấp mạnh, chứa hoạt chất – Acephate, Benfuracarb, Alpha-Cypermethrin, Imidacloprid… Mỗi lần phun cách nhau 10-15 ngày. Có thể trộn thêm thuốc chứa Buprofezin để tăng tác dụng diệt trứng, ấu trùng rệp. Các thuốc trừ rệp muội, rệp vảy nâu, rệp vảy xanh: Thuốc chứa hoạt chất Acephate (Lancer 50SP). Thuốc chứa hoạt chất Benfuracarb (Oncol 20EC). Thuốc chứa hoạt chất Alpha-Cypermethrin (Fastac 5EC). Thuốc chứa hoạt chất Buprofezin (Butyl 10WP). Theo NGUYỄN PHƯƠNG/ DÂN VIỆT |
- Gừng được mùa, giá tốt, nông dân chờ Tết sung túc
- Khan hàng, đào, quất cảnh được giá
- Con đặc sản lắm chân, thân to bự này ở Sóc Trăng đang tăng giá tốt, nông dân cứ bán 1kg lời ngay 100.000 đồng
- Giá lợn hơi toàn quốc tăng nhanh, đỉnh giá mới xuất hiện ở hàng loạt tỉnh
- Trung Quốc ồ ạt chốt đơn, giá sầu riêng tăng trở lại
- Quất cảnh Văn Giang được giá, dễ bán
- Loại quả ngon hái từ "cây tiền tỷ" ở Tiền Giang đang tăng giá tốt, cứ 1ha nông dân lời vài tỷ đồng là chắc
- Đầu mùa, cam Vũ Quang giá cao hơn 5.000 - 10.000 đồng/kg so với năm ngoái
- Sầu riêng trái vụ tăng giá mạnh, hôm nay có loại lên tới 160.000 đồng/kg
- Giá cau tươi tăng đột biến, nông dân lãi lớn