Trên làm chuồng nuôi "chim tiền tỷ", dưới đào hồ "nuôi tôm tiền tỷ", tỷ phú Tiền Giang lãi 2 tỷ/năm
Tuy vậy, ông Tăng đánh giá, nếu muốn thành công, người nuôi tôm thẻ trước tiên phải am hiểu và nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi, chú trọng từ khâu đào ao cho đến xử lý ao nuôi phải thật kỹ lưỡng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, chọn tôm giống tốt, chất lượng, được kiểm dịch chặt chẽ từ những cơ sở cung cấp giống uy tín nhiều năm liền. Bên cạnh đó, mật độ thả tôm vừa phải, không thả quá dày để nuôi mau lớn, ít thất thoát, chăm sóc và cho ăn theo kỹ thuật và quy trình được hướng dẫn. Đặc biệt quan tâm chủ động phòng, chống bệnh cho tôm nuôi trong suốt vụ tôm. Đồng thời, trong quá trình nuôi tôm, nếu gặp sự cố phải có ý thức cộng đồng, không xổ xả chất thải nuôi đã bị nhiễm mầm bệnh ra môi trường xung quanh khi chưa được xử lý theo quy định của cơ quan chức năng nhằm tránh lây lan ảnh hưởng vùng nuôi. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất bị cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo chất lượng tôm thương phẩm khi thu hoạch, đưa ra thị trường. Theo ông Lê Thành Tăng, mỗi năm có 2 vụ nuôi tôm thẻ, mỗi vụ kéo dài khoảng 4 tháng; vụ thứ nhất thường thả giống khoảng tháng 1 và thu hoạch vào tháng 4; vụ thứ hai thả giống khoảng tháng 5 và thu hoạch vào khoảng tháng 9. Tôm thẻ nuôi theo mô hình thâm canh đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến 6 tấn/ha/vụ. Vừa nuôi vừa đúc kết kinh nghiệm thành công và mở rộng sản xuất, đến nay, sau gần 20 năm gắn bó với con tôm thẻ, ông đã có cơ ngơi khoảng 3 ha tôm nuôi trên huyện cù lao Tân Phú Đông. Trung bình mỗi năm, ông thu hoạch đạt sản lượng từ 27 tấn đến 30 tấn tôm thương phẩm. Bán trừ chi phí, ông còn thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng. Lợi nhuận từ nuôi tôm thâm canh, ông Lê Thành Tăng tích lũy đầu tư thêm 5 nhà nuôi yến, mở thêm cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y thủy sản theo mô hình kinh doanh tổng hợp đã mang lại hiệu quả cao. Ông Tăng chia sẻ, ước tính, mỗi năm, từ mô hình kinh doanh tổng hợp trên, gia đình ông thu lợi nhuận ròng trên 2 tỷ đồng. Ông Tăng còn giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động trên đất cù lao với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người lao động, giảm nghèo nông thôn ở địa bàn khó khăn, thường xuyên bị thiên tai hạn, mặn của tỉnh Tiền Giang. Không chỉ nổi tiếng là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu địa phương, vượt khó vươn lên tạo dựng cơ nghiệp bền vững, ông Lê Thành Tăng còn được người dân cù lao mến mộ bởi tấm lòng vì cộng đồng, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo trên tinh thần "chung sức vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau". Mỗi năm, ông Tăng đóng góp trên 10 triệu đồng làm công tác từ thiện xã hội, chăm lo giúp đỡ hộ nghèo tại huyện Tân Phú Đông. Đồng thời, ông còn tài trợ thường xuyên cho 30 hộ nghèo tại địa phương với mức 300.000 đồng/hộ/tháng. Việc làm đầy ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ông được dư luận hết sức hoan nghênh, được địa phương biểu dương và nhân rộng. Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phú Đông (tỉnh Tiền Giang) đánh giá cao mô hình làm ăn và ý thức hết lòng vì cộng đồng của ông Lê Thành Tăng. Ông Bùi Thái Sơn cho biết, mô hình nuôi tôm thâm canh ứng phó biến đổi khí hậu của ông Lê Thành Tăng đang được nhân rộng tại địa phương, đưa huyện Tân Phú Đông trở thành một trong những vùng nuôi tôm nước mặn, lợ trọng điểm của tỉnh Tiền Giang với tổng diện tích gần 7.200 ha, mỗi năm đạt sản lượng tôm thương phẩm trên 37.000 tấn. Theo ông Bùi Thái Sơn, hàng năm, nông dân Lê Thành Tăng đều được vinh danh nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Năm 2018, ông Lê Thành Tăng còn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi. Đó là những phần thưởng xứng đáng để vinh danh người nông dân dám nghĩ, dám làm, dựng nghiệp thành công trên miền đất mặn đầy khó khăn theo hướng thích ứng hạn, mặn, giảm nhẹ thiên tai và hết lòng vì người nghèo khó, neo đơn tại địa phương. Theo MINH TRÍ/ DÂN VIỆT |
- Nuôi chim quý hiếm dễ như nuôi gà, một người Sóc Trăng có thu nhập 15-25 triệu/tháng
- Đặc sản Cà Mau, rau dại, hoa rừng thành món ngon, nếm một miếng, vạn người mê
- Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm
- Nuôi con động vật đặc sản được săn lùng, nhóm thanh niên ở Thái Nguyên thu nhập 100 triệu/tháng
- Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây
- Tiên phong làm chủ công nghệ, nâng tầm đàn bò Việt
- Nuôi tôm theo tiêu chuẩn Global GAP, doanh nghiệp hưởng lợi, nông dân lãi lớn
- Trồng "cây tiền tỷ" xen canh trong vườn cà phê, ai ngờ ông nông dân hái bán quả ngon, thu tiền tỷ/năm
- Trồng cây ăn quả nhàn tênh nhờ hệ thống tưới tự động
- Đây là 2 kiểu nuôi tôm, nuôi cá ở một huyện của Kiên Giang, nhà nào làm theo đều khá giả hẳn lên