Nuôi tôm theo tiêu chuẩn Global GAP, doanh nghiệp hưởng lợi, nông dân lãi lớn
Nguồn giống đạt chuẩn quốc tế Là một trong những thương hiệu có tiếng trong ngành sản xuất tôm giống, Công ty TNHH Sản xuất giống thủy sản Tuấn Hà ngày càng khẳng định được ưu thế của mình trên thị trường không chỉ bằng chất lượng nguồn giống mà còn đến từ việc doanh nghiệp luôn tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đặc biệt, từ năm 2022, Tuấn Hà đã áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP trong quy trình sản xuất tôm giống của mình, nhằm cung cấp cho người nuôi và khách hàng nguồn con giống đạt chuẩn quốc tế. Để tạo nguồn tôm giống có chất lượng tối ưu nhất, Tuấn Hà đã áp dụng quy trình sản xuất tôm giống hiện đại nhất bằng công nghệ vi sinh. Quy trình này được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá là công nghệ sản xuất tôm giống công nghệ cao (thích hợp để cho ra những con giống tốt, tốc độ phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, nuôi về size lớn, đạt đầu con khi ra môi trường ao nuôi). Quan trọng hơn, Công ty luôn chú trọng áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Việc áp dụng tiêu chuẩn này trong sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Hạn chế tối đa các nguy cơ về an toàn thực phẩm; Cải thiện hiệu quả quản lý của đơn vị nuôi trồng thủy sản; Cung cấp tất cả công cụ cần thiết để kiểm soát toàn bộ chuỗi sản xuất, từ con giống, môi trường, cho ăn, sau thu hoạch cho tới bán lẻ; Vừa có giá trị toàn cầu vừa phù hợp với từng địa phương; Tiếp cận thị trường tốt hơn và dễ dàng hơn… Đánh giá về những kết quả của việc sản xuất tôm giống theo tiêu chuẩn Global GAP, đại diện Công ty cho biết: Từ nhiều năm nay, Tuấn Hà luôn là một trong những công ty sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được Sở NNPTNT cấp chứng nhận "đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản" theo quy trình sinh học 100%. Đặc biệt, với mô hình quy trình sản xuất tôm giống tân tiến, Công ty đã góp phần không nhỏ vào thị trường tôm giống cũng như thành công của người nuôi từ nguồn giống chất lượng của mình. Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT, ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre đã đồng hành cùng nông dân nuôi thủy sản áp dụng tiêu chuẩn ASC, BAP, GLOBAL GAP, MSC. Năng suất bình quân 60-70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình 700-800 triệu đồng/vụ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. 4.800ha ao nuôi đạt chuẩn BAP, Global GAP Năm qua, tổng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh Bến Tre khoảng 47.800 ha, đạt hơn 100% so với kế hoạch năm. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh được 336.200 tấn, tăng 6,57% so với năm trước đó. Đáng quan tâm là tỉnh Bến Tre có hơn 4.800 ha ao nuôi thủy sản có áp dụng tiêu chuẩn ASC, BAP, GLOBAL GAP, MSC; trong đó, có 430 ha đạt ASC và BAP, 27 ha đạt ASC; 95 ha đạt BAP, 55ha đạt ASC, BAP và GlobalGAP và 4.200ha đạt tiêu chuẩn MSC. Đối với diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh năm qua có trên 36.300 ha; trong đó nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đã phát được 3.110 ha, người nuôi có lãi từ 20.000 - 40.000 đồng/kg. Riêng nuôi tôm quảng canh, tôm lúa với diện tích trên 5.000ha. Đặc biệt, Bến Tre duy trì diện tích nuôi cá tra được 800 ha, đạt sản lượng 195.000 tấn, 1.800 ha nuôi tôm càng xanh xen ruộng lúa và mương vườn cho sản lượng 1.277 tấn. Tận dụng bãi biển, ngư dân đã thả nuôi nhuyễn thể đạt 5.150 ha, đạt 100% so với kế họach, tập trung tại 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Trong đó, con nghêu chiếm diện tích lớn nhất 4.220ha còn lại sò huyết 900ha và hàu 30ha. Tổng sản lượng thu hoạch nhuyễn thể ước đạt 14.800 tấn. Theo Sở NNPTNT Bến Tre, trong vài năm gần đây, việc đầu tư cho nghề nuôi tôm nước lợ của người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt nhất là mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao. Một trong những cột mốc đánh dấu sự phát triển về loại hình nuôi tôm nước lợ đó là sự chuyển đổi nhanh từ hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh truyền thống sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn 3 huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao được xem là một trong những cách thức nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì đây là mô hình nuôi quản lý tốt dịch bệnh trên tôm, tôm nuôi được nhiều vụ trong năm, đạt trọng lượng như mong muốn, tỉ lệ nuôi thành công cao, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty và hộ dân đầu tư mô hình. Khởi đầu vào năm 2018 với diện tích chỉ khoảng 550ha, nhưng đến cuối năm 2022 toàn tỉnh đạt 2.567ha. Năng suất bình quân 60-70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình 700-800 triệu đồng/vụ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Vẫn còn những khó khăn cần tháo gỡ Ông Lê Văn Sấm - được coi là một tỷ phú nuôi tôm với quy mô nuôi hơn 50 ha tôm công nghệ cao tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre chia sẻ: "Nuôi tôm công nghệ cao cũng đạt hiệu quả, thu hoạch được khoảng 800 tấn, giá tôm đang lên nên đầu ra cũng dễ. Nói chung nuôi tôm thì sự may mắn nhiều hơn, nếu mình biết quản lý môi trường nước, chọn con giống, thức ăn tốt thì nuôi ổn định". Tuy nhiên, theo ngành nông nghiệp tỉnh Bến Tre, hiện việc phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân hạ tầng thủy lợi nhiều nơi chưa hoàn thiện, hệ thống kênh cấp, thoát nước chưa đảm bảo gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân còn e ngại chưa dám mạnh dạn đầu tư theo mô hình nuôi hai giai đoạn, bởi đây là mô hình nuôi tôm kỹ thuật cao, với chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng chưa được quan tâm từ các ngân hàng. Trong khi vốn trong dân thì rất ít người đủ điều kiện đầu tư. Theo lộ trình, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao đến năm 2025 đạt 4.000ha với sản lượng đạt 144.000 tấn, đến năm 2030 khoảng 5.800ha với sản lượng đạt 208.800 tấn. Tỉnh Bến Tre đặt mục tiêu phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao đến năm 2025 đạt 4.000 ha, với sản lượng tôm đạt 144.000 tấn; đến năm 2030, phát triển khoảng 5.800 ha, với sản lượng đạt 208.800 tấn. Diện tích nuôi tôm công nghệ cao tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển, gồm Bình Đại, Thạnh Phú và Ba Tri. Đặc biệt, đến năm 2030, tỉnh hình thành được 5 vùng nuôi tôm công nghệ cao do doanh nghiệp đầu tư, với quy mô 3.350 ha tập trung ở huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Đồng thời, Bến Tre tận dụng cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, để phát triển khu vực nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao có quy mô trang trại,hộ gia đình có diện tích từ 2-10 ha tại các huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú. Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh Bến Tre khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất dựa trên các hộ, cơ sở nuôi phân tán, nhỏ lẻ hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, với mục tiêu mỗi huyện thành lập 1 hợp tác xã nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao đạt 100 tỷ đồng/hợp tác xã. Theo BÌNH NGUYÊN - BÌNH AN/ DÂN VIỆT |
- Nuôi chim quý hiếm dễ như nuôi gà, một người Sóc Trăng có thu nhập 15-25 triệu/tháng
- Đặc sản Cà Mau, rau dại, hoa rừng thành món ngon, nếm một miếng, vạn người mê
- Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm
- Nuôi con động vật đặc sản được săn lùng, nhóm thanh niên ở Thái Nguyên thu nhập 100 triệu/tháng
- Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây
- Tiên phong làm chủ công nghệ, nâng tầm đàn bò Việt
- Trồng "cây tiền tỷ" xen canh trong vườn cà phê, ai ngờ ông nông dân hái bán quả ngon, thu tiền tỷ/năm
- Trồng cây ăn quả nhàn tênh nhờ hệ thống tưới tự động
- Đây là 2 kiểu nuôi tôm, nuôi cá ở một huyện của Kiên Giang, nhà nào làm theo đều khá giả hẳn lên
- Những đồi dứa hi vọng