Nuôi thành công con đặc sản vốn là động vật hoang dã, một nông dân Bắc Giang bán 2,6 triệu/kg
Trang trại nuôi cầy vòi mốc (cầy mốc, chồn mốc)-nuôi con đặc sản có nguồn gốc là động vật hoang dã của gia đình anh Hùng nằm cách xa trục đường giao thông lớn. Trang trại có vườn cây, ao cá, lại xa khu dân cư nên đảm bảo các yếu tố về chăn nuôi an toàn sinh học. Khu chăn nuôi cầy vòi là một dãy nhà được xây dựng kiên cố, thoáng mát, có mái tôn che nắng mưa, tổng diện tích rộng khoảng 600 m2. Chuồng nuôi cầy hương (chồn mốc) được anh Hùng xây chia làm 80 ô riêng biệt, mỗi ô có diện tích từ 1 - 1,2 m2. Ngoài ra, còn có 50 ô chuồng bằng sắt, mỗi ô chừng 1 m2. Trong mỗi ô chuồng, hiện đang nuôi các con cầy vòi mốc bố mẹ, thương phẩm hoặc vài cá thể cầy con mới được tách đàn. Ở giữa trang trại nuôi con đặc sản có hành lang rộng rãi để thuận lợi cho quá trình chăm sóc động vật rừng. Bên trên các ô chuồng cầy vòi được lắp quạt trần, giúp làm mát, cung cấp khí tươi, oxy từ bên ngoài vào. Trên mái, có hệ thống phun nước làm mát mái tôn. Qua đó, trại nuôi con đặc sản luôn có nhiệt độ ổn định, tạo môi trường trong lành cho cầy vòi mốc sinh sản, sinh trưởng. Dẫn tôi đi tham quan từng ô chuồng, anh Hùng cho biết, trang trại hiện đang nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hơn 300 con cầy vòi mốc gồm: Cầy mốc bố mẹ, cầy vòi hậu bị (cầy giống), cầy vòi thương phẩm và cầy con mới tách đàn.
Cầy vòi mốc, con đặc sản vốn là động vật hoang dã, nuôi la liệt ở Bắc Giang, bán 2,6 triệu/cặp- Ảnh 3. Nuôi cầy vòi mốc không giống như nuôi gia súc hay gia cầm. Khi nuôi, đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt hơn như, thức ăn phải sạch sẽ; không ôi, thiu. Chuồng trại phải thoáng mát, nhiệt độ chuồng luôn phải duy trì dưới 35 độ C; mỗi tuần phải phun thuốc khử trùng 1 lần toàn bộ chuồng trại và thường xuyên vệ sinh ô chuồng sạch sẽ thì đàn cầy sẽ không bị mắc bệnh ngoài ra, viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy. Để có được trại nuôi cầy vòi mốc cho thu nhập cao như hiện nay, đối với anh Hùng là cả một hành trình dài bươn chải lao động vất vả và học hỏi kinh nghiệm. Anh Hùng kể: “Năm 2015, gia đình tôi xây trang trại để nuôi loài cầy vòi mốc. Xây xong, tôi đến các tỉnh Nghệ An, Cao Bằng, Đồng Tháp tìm mua được 130 cá thể cầy vòi mốc giống bố mẹ về để nuôi sinh sản. Nào ngờ, khi bắt đầu nuôi, do thiếu kinh nghiệm nuôi con đặc sản nên tỷ lệ sinh sản của cầy mẹ rất thấp, thường xảy ra tình trạng đẻ non và cắn con hoặc cầy bị bệnh viêm phổi, bệnh tiêu chảy, một vài cá thể cầy bị chết....". Cầy vòi mốc, con đặc sản vốn là động vật hoang dã, nuôi la liệt ở Bắc Giang, bán 2,6 triệu/cặp- Ảnh 4. "Đồng thời, tôi mua thêm sách về đọc để biết nguyên nhân và cách chữa bệnh. Sau hai năm nuôi, tôi đã rút ra được kinh nghiệm gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cách chữa bệnh. Nên hiện nay, tỷ lệ phối giống bố mẹ để gây nuôi sinh sản đạt tỷ lệ rất cao; đồng thời, khi cầy có biểu hiện bị bệnh phổi, tiêu chảy, tôi đã tự mua thuốc về để điều trị cho loài vật nuôi này”, anh Hùng nhớ lại. Cũng theo anh Hùng, khi chọn cầy vòi mốc giống để nuôi sinh sản, đối với con cái, cần chọn những cá thể có lông mượt, thân dài; 4 vú đồng đều, không có khuyết tật. Còn đối với cầy đực, cần chọn những cá thể khỏe mạnh, có đôi mắt sáng, lông mượt; bộ phận sinh dục có 2 hạt cà to, cân đối. Với những đặc điểm trên, khi được chọn để ghép đôi phối giống, cầy mới sinh sản tốt và nhân đàn nhanh. Khi ghép đôi phối giống, phải ghép tập thể. Thời điểm ghép đôi là từ tháng 01 đến tháng 7 Âm lịch hằng năm. Một cá thể cầy đực có thể ghép với 2 cá thể cầy cái hoặc 2 cá thể cầy đực ghép với 5 -7 cá thể cầy cái. Sau khi ghép đôi để phối giống, khoảng 20 ngày sau tiến hành kiểm tra vú của những cá thể cầy cái. Nếu vú có màu hồng, hơi sệ đó là biểu hiện cầy đã mang thai. Khi phát hiện cầy cái có dấu hiệu mang thai, tiến hành tách ra 1 ô chuồng riêng biệt để theo dõi. Khoảng 40 ngày sau, khi đã xác định chính xác cầy đang mang thai, tiến hành đưa 1 hộp gỗ kín (kích cỡ khoảng 50 x 50cm) vào trong chuồng, có cửa chui ra, chui vào để cầy sinh sản tự nhiên trong hộp gỗ. Nếu cầy mẹ mang thai tách trước tháng 5 Âm lịch, thì một năm có thể sinh sản 2 lứa; còn lại, nếu tách sau, một năm có thể sinh sản 1 lứa. Mỗi lứa cầy mẹ đẻ từ 2 - 4 cá thể cầy con. Khi mới sinh sản, tuyệt đối không được tiếp cận, kiểm tra cầy con; bởi, nếu kiểm tra sớm, cầy mẹ sẽ cắn con hoặc càm con tha đi tha lại, dẫn đến con non bị chết. Bởi vậy, phải đợi đến khi cầy con mở mắt mới được tiếp cận. Khi cầy mẹ mới sinh sản, cần bổ sung thức ăn vào buổi sáng, có thể cho ăn trứng vịt lộn hoặc cá đã luộc chín để tăng chất đạm, từ đó cầy mẹ sẽ có nhiều sữa để cho con bú.
Khi cầy con mở mắt sẽ ra chuồng ăn cùng cầy mẹ. Cầy con sống chung với cầy mẹ khoảng từ 60 - 70 ngày, tiến hành tách cầy con ra để nuôi riêng. Sau khi tách cầy con ra nuôi sinh trưởng, khoảng 15 ngày sau có thể bán cầy giống được. Trọng lượng cầy khi đó có thể đạt từ 1,5 - 2,5 kg/cá thể. Thời gian tách đàn cầy con ra để nuôi riêng phải phù hợp. Nếu cầy con tách mẹ sớm sẽ chậm phát triển, còn tách muộn sẽ làm gián đoạn vòng sinh sản của cầy mẹ. Cầy con nuôi sinh trưởng được khoảng 50 ngày tuổi, tiến hành tiêm vắc xin mũi 1, phòng, chống năm loại bệnh của chó, mèo. Đến 21 ngày sau, tiêm mũi 2 nhắc lại, phòng, chống bẩy loại bệnh của chó, mèo thì đàn cầy sẽ sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Mang loại cây ra quả ngọt lên trồng ở vùng rừng Kon Tum, tưởng "rồ dại" ai ngờ trúng lớn Anh Hùng chia sẻ thêm: “Cầy vòi mốc ưa sống trong bóng tối, thường ngủ ban ngày. Thức ăn chủ yếu là chuối chín, bí đỏ, cháo bột ngô, cháo gạo,… Trong giai đoạn mới sinh sản cầy mẹ cần được bổ sung thêm thịt lợn, cá, trứng vịt lộn. Trung bình, mỗi con cầy vòi trưởng thành ăn tổng chi phí khoảng 2.000 đồng/ngày. Từ khi cầy con tách mẹ để nuôi sinh trưởng, đến lúc bán cầy vòi thương phẩm hay cầy giống, tổng chi phí khoảng 1.000.000 đồng/con.
Hiện nay, cầy vòi mốc thương phẩm có cân nặng từ 4 - 6 kg/con, giá bán cầy loại này là 2.600.000 đồng/kg. Đối với cầy giống, mỗi cặp (gồm 1 con đực, 1 con cái), có trọng lượng từ 1,5 - 3,5kg/con, giá bán 20.000.000 đồng/cặp. Nhiều thương lái, chủ nhà hàng hay người dân tìm đến trang trại để mua cầy giống về gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hoặc bán cho các nhà hàng ăn uống trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. Anh Hùng cho hay: "Năm 2021, trại nuôi của tôi sinh sản thêm được gần 300 cá thể cầy vòi mốc. Sau khi nuôi sinh trưởng đã bán cầy giống và thương phẩm ra thị trường, trừ chi phí, gia đình tôi có lợi nhuận khoảng gần 2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương, với mức lương thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng”. Thịt cầy vòi mốc là một đặc sản, chứa nhiều dinh dưỡng, lại lạ miệng nên thu hút thực khách tại các nhà hàng, dù giá đắt đỏ. Cầy vòi mốc vốn là một loài động vật hoang dã được phép nuôi thương mại, là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp để chăn nuôi hộ gia đình. Mong rằng, mô hình nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng loài cầy vòi mốc của gia đình anh Hùn g sẽ tiếp tục phát triển, cũng như nhân rộng nhiều mô hình chăn nuôi ở các địa phương; với mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đồng thời, mô hình nuôi chồn mốc như của gia đình anh Hùng góp phần giảm áp lực khai thác trái phép trong tự nhiên, hỗ trợ cho công tác bảo tồn, duy trì nguồn gen động vật rừng quý hiếm, động vật hoang dã... Theo DƯƠNG ĐẠI TIẾN/ KIỂM LÂM BẮC GIANG |
- Mang công nghệ hiện đại đến với người nuôi tôm
- Làm nghề "ăn cơm đứng", giám đốc hợp tác xã ở Gia Lai vẫn ung dung thu tiền tỷ, tạo việc làm cho 200 người
- Trồng thứ cây ra loại quả giàu VitaminC bán Tết, nông dân một huyện ở Bắc Giang thu về 1.000 tỷ đồng
- Một ông nông dân Tiền Giang trồng xen canh cây sầu riêng với cây ổi, hễ có trái là ra tiền tỷ
- Con động vật "đoản thọ" này hay gáy râm ran, nuôi thành công ở Vĩnh Long, một nông dân "hưởng lương" 20 triệu
- Thứ cây mới toanh này trồng tốt um ở một nơi Bình Thuận, nhổ một phát bật chùm củ to bự
- Nuôi loài đặc sản vốn là động vật hoang dã, nhử cho ăn chuối, ông nông dân Tây Ninh nói bán là hết veo
- Gạo sạch từ những cánh đồng xanh
- Nuôi thành công một loài động vật hoang dã nhả mật quý, nông dân Bình Định bán 1,8 triệu/lít
- Vô tình bắt trúng con động vật to mập ngoài đồng, mang về nuôi, ông nông dân Cà Mau bán làm con đặc sản