TRANG CHỦ  GIỚI THIỆU  TIN TỨC  SẢN PHẨM  THỜI TIẾT  LIÊN HỆ 
Nhà nông cần biết
[ ]
Trồng bưởi da xanh xen canh trên đất phèn chua

Anh Nguyễn Văn Thăng ở ấp 4, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, sau mấy năm tìm hiểu, đã chọn được giống bưởi da xanh trồng xen canh trên đất phèn chua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi trái cây ngon khu vực ĐBSCL.

Vụ bưởi đầu tiên (năm 2006), anh Nguyễn Văn Thăng thu hoạch trên 16 - 17 tấn bưởi, bán giá bình quân 15.000 đồng/kg, trừ tổng các khoản chi phí anh lời 70.000 triệu đồng, tiếp đó, hàng năm anh lời từ 150 - 200 triệu đồng.

Bà con nông dân xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An bấy lâu nay trồng chủ yếu là cây mía, mì; gần đây có chuyển qua chanh có hạt, chanh không hạt nhưng hiệu quả vẫn không cao. Năm 2002, anh Nguyễn Văn Thăng được một người bạn tỉnh Bến Tre tặng cho 25 gốc bưởi da xanh về trồng thử. Sau gần 3 năm trồng, bưởi ra trái sum suê, ngon ngọt, có năng suất bán được giá. Vì vậy, anh Nguyễn Văn Thăng tìm đến Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam mua thêm 700 gốc về trồng xen canh với chanh, đu đủ, rau màu và 2, 3 năm sau đó trồng thêm 1.000 gốc mai vàng. Trong giai đoạn 3 năm đầu trồng bưởi, nguồn thu chủ yếu là các rau quả theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Vụ bưởi đầu tiên, năm 2006 anh Thăng lời 70.000 triệu đồng, tiếp đó, hàng năm anh lời từ 150 - 200 triệu đồng.

Năm 2009 và 2010, bưởi lão nên chỉ còn lời như năm đầu tiên. Hiện nay, anh đốn bỏ những cây đã lão để trồng tiếp bưởi mới và để lại 200 cây còn khỏe để bán và tham gia hội thi. Nguồn thu từ bán mai vàng rai lai gần 20 triệu đồng. Trong quá trình trồng bưởi da xanh, anh Thăng muốn giới thiệu giống bưởi đến với thị trường nên liên hệ Viện cây ăn quả miền Nam để tham gia dự thi “đấu xảo” giống “bưởi da xanh”. Trong các lần thi anh Thăng đều đạt kết quả cao: giải nhất Hội thi trái ngon và an toàn thực phẩm tại Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2008, giải ba Hội thi trái ngon và an toàn trong khuôn khổ Festival trái cây Việt Nam lần thứ I - 2010 tại Tiền Giang (kèm bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang).

Kết quả này tạo sự bất ngờ cho ngành nông nghiệp huyện Tiền Giang và bà con nông dân vì so với Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long thì trái cây Long An không phải là đối thủ cạnh tranh. Giống “bưởi da xanh” của anh Thăng có mẫu mã đẹp (vỏ mỏng, múi đều, tép bung, nước nhiều, độ ngọt đạt tiêu chuẩn). “Bưởi da xanh” của anh Thăng còn có ưu điểm là an toàn về chất lượng vệ sinh thực phẩm (ít bón phân hóa học và phun thuốc bảo vệ thực vật).

Khi được hỏi về cách trồng, anh Thăng cho biết chỉ để trái 1 năm 1 vụ (dịp tết nguyên đán) cho có giá. Vì ở đây bị ngập nước (tuy có đê bao lửng) và đất bị chua phèn nên ngoài bón phân theo nguyên tắc “4 đúng”, anh còn bón vôi 2 lần trong năm, trước và sau khi ngập nước với liều lượng 0,5 kg vôi/gốc. Sau mỗi lần bón vôi, anh bón tiếp phân chuồng hoai, 18 - 20 kg phân chuồng vào mỗi gốc. Bón thêm kali khi cây bắt đầu cho trái, ưu tiên bón phân sinh học.

 


Theo BẢO HOA - KHPT

Đầu trang Gởi E-mail Bản in
Các tin khác
  • Nuôi lợn ngủ ngon nhờ vaccine Dacovac-ASF2 kết hợp kỹ thuật chăn nuôi không tiếp xúc
  • Sâu bệnh xuất hiện sớm trên lúa hè thu
  • Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng
  • Giống lạc chịu hạn đến từ Cuba
  • Hướng dẫn xử lý một số sinh vật gây hại trên mắc ca
  • Lúa thuần DK6 lấp lánh trên cánh đồng vàng
  • 3 giống lúa của ThaiBinh Seed tỏa sáng trên đồng ruộng Vụ Bản
  • Áp dụng IPHM trong sản xuất lúa, lợi nhuận tăng thêm 5,6 triệu đồng/ha
  • Tẻ Nương Hà Giang 'hiên ngang' ở Đất Cảng
  • Giống lúa mới VNR88 mở hướng tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân Hòa Bình

Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Giỏ hàng | Liên hệ | Đầu trang
Copyright 2025 © KDT Group 2010