Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công một giống cá đắt tiền, bán 1 triệu đồng/kg, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn đang nghiên cứu
Thông tin này được PGS.TS Đặng Thị Lụa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết tại phiên chuyên đề về chăn nuôi và thú y, thủy sản và kiểm ngư của Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức mới đây. Theo bà Lụa, cá cam đã và đang được xem là đối tượng nuôi biển chủ lực quy mô công nghiệp ở một số nước trên thế giới. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công thì mới đây các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Cá cam có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, tốc độ sinh trưởng nhanh và đặc biệt là khả năng sử dụng được thức ăn công nghiệp thay thế cá tạp trong quá trình nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi quy mô công nghiệp. "Nghiên cứu sinh sản thành công cá cam ở Việt Nam được xem là kết quả đột phá, mở ra tiềm năng lớn cho phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp thời gian tới", bà Lụa nói.
Một nông dân Hà Nam nuôi động vật hoang dã bán làm con đặc sản mà giàu hẳn lên Nhật Bản là quốc gia nuôi cá cam lớn nhất thế giới và nước này xác định cá cam là đối tượng nuôi biển chủ lực, chiếm hơn 50% tổng sản lượng nuôi biển. Sản lượng cá cam của Nhật Bản ước đạt 100.000 - 150.000 tấn/năm và giá cá cam thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, nghề nuôi cá cam thương phẩm ở Nhật Bản vẫn chủ yếu dựa vào nguồn cá giống thu gom từ tự nhiên.
Loài cá được xếp vào hàng "tứ phẩm", nuôi nhiều ở Trung Quốc vừa được các nhà khoa học Việt Nam cho sinh sản thành công Ở Việt Nam, cá cam là loài bản địa. Năm 1991 Việt Nam tiến hành nuôi thử nghiệm lần đầu tiên tại khu vực bãi Nam (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng) bằng nguồn giống khai thác từ tự nhiên. Vì nguồn giống phụ thuộc vào tự nhiên nên ngày càng cạn kiệt, dẫn đến mô hình không ổn định. Theo PGS.TS Đặng Thị Lụa thời gian qua, đơn vị đã gây dựng đàn cá cam bố mẹ từ tự nhiên với khối lượng trung bình 10kg/con, độ tuổi trung bình từ 5-6 tuổi. Từ kết quả thu thập và gây dựng đàn cá cam bố mẹ, viện đã tiến hành thử nghiệm và cho cá cam sinh sản nhân tạo lần đầu vào tháng 4/2025 và kết quả đã thành công. "Đây là đối tượng mới và xác định là khó trong lĩnh vực thủy sản nên chúng tôi tiến hành ấp nuôi và ương cá ở hai điều kiện môi trường khác nhau, đó là nuôi trong bể và nuôi trong ao" - bà Lụa chia sẻ.
Bà Lụa cho biết trong lần đầu tiên cho sinh sản nhân tạo cá cam thu được khoảng 3 triệu trứng, tỉ lệ trứng thụ tinh cao trên 90%, kết quả ban đầu cho thấy ấp nuôi trong ao thời gian trứng nở sớm hơn so với ấp nuôi trong bể từ 6-8 tiếng. Tuy nhiên, tỉ lệ nở trứng cả hai mô hình này còn hạn chế (đạt hơn 30%) và nguyên nhân tỉ lệ trứng nở thấp cần được tiếp tục nghiên cứu. Kết quả ương cá cam từ cá bột lên cá giống (cá hương) từ trong hai mô hình nói trên cho thấy sự sai khác khá rõ rệt dù các điều kiện chăm sóc và cung cấp thức ăn là như nhau. Hiện tại cá cam đã 23 ngày tuổi và kết quả cho thấy nuôi ương trong ao tỉ lệ sinh trưởng, sống tốt hơn. Nuôi trong bể thì không thành công trong việc chuyển đổi thức ăn, còn nuôi trong ao thành công trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp. Việc cá cam bắt đầu tiếp nhận và sử dụng thức ăn công nghiệp thay cho thức ăn tự nhiên từ ngày ương thứ 18 mở ra cơ hội lớn của việc thành công trong sản xuất giống cá cam, vì khâu chuyển tiếp thức ăn được cho là một khâu kỹ thuật then chốt. "Lần đầu tiên trên thế giới, Việt Nam đã sản xuất thành công giống cá cam. Hiện đàn cá cam được tiếp tục ương lên cá giống để tiến tới thử nghiệm mô hình nuôi thương phẩm. Đây là kết quả sản xuất giống, một số nước nghiên cứu có thể sinh sản thành công (cá đẻ ra trứng) nhưng trứng không thụ tinh hoặc phôi không phát triển được thành con giống", bà Lụa nhấn mạnh. Theo bà Lụa, cá cam được xác định là loài nuôi biển cao cấp, có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể đạt 3kg trong vòng 18 tháng nuôi. Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và châu Âu là các thị trường ưa chuộng và nhập khẩu nhiều cá cam, thường sử dụng chế biến thành sashimi, sushi tại các nhà hàng sang trọng. Cá cam hay còn được gọi là cá cam sọc, cá cu có tên khoa học là Seriola dumerili. Cá cam là loài cá cá ăn thịt, có vảy màu trắng bạc, dọc giữa lưng có viền màu vàng nối từ mang đến đuôi, trông rất bắt mắt, đầu cá cam mềm, cá cam nhiều thịt, thịt chắc và béo, thịt nhiều, hương vị ngọt và thơm. 'Theo Minh Ngọc/ DAN VIET |
Nuôi dúi ở Bắc Kạn, mô hình chăn nuôi con đặc sản hiệu quả kinh tế cao từ vốn đầu tư Quỹ Hỗ trợ nông dân
'Ông vua sầu riêng' vùng biên
Sơn La bội thu nhãn chín sớm
Tuấn 'hai lúa' và hành trình thành 'Tuấn tỉ phú' trên cánh đồng 500 ha
Tỉ phú lúa giống miền Tây: Người đi lên từ cơ hàn
'Vua' cá chình miền Tây: Hành trình làm giàu từ 1 ha đất cằn cỗi
Độc lạ giống cam nặng cả ký, ăn được cả vỏ
Bỏ túi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm từ… cây nhàu
Long An bất ngờ mưa lớn, nông dân xả nước bắt hàng trăm ký cá rô đồng
Nuôi 2 loại vịt trong vườn cao su, đêm tắt đèn, sáng ra nhặt hàng nghìn quả trứng, nông dân Bình Phước vừa đếm quả vừa tính tiền