TRANG CHỦ  GIỚI THIỆU  TIN TỨC  SẢN PHẨM  THỜI TIẾT  LIÊN HỆ 
Nông nghiệp đó đây
[ ]
Cây khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất tăng nhờ chế phẩm nano

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình đang thực hiện sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh mô hình thuộc đề tài nghiên cứu sử dụng các chế phẩm nano (Ag, Cu, Fe và Co) trong phòng trừ bệnh và tăng năng suất một số cây trồng chủ lực. Đề tài do Viện Khoa học Vật liệu chủ trì thực hiện.

Mô hình thực hiện trên ruộng ngô và ớt tại xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch với diện tích hơn 1.000 m2 nhằm đánh giá khả năng kháng khuẩn của dung dịch nano bạc (Ag) đối với các loại vi khuẩn gây bệnh trên cây ngô và ớt. Bên cạnh đó, các chế phẩm nano kim loại khác như sắt (Fe), đồng (Cu) và cô-ban (Co) cũng đã được chế tạo và đưa vào thử nghiệm xử lý hạt giống.

Quy trình xử lý hạt giống ngô và ớt bằng nano kim loại đã được thiết lập, đồng thời nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá tác động của việc xử lý này đối với sinh trưởng của cây trồng. Dựa trên kết quả thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn loại nano kim loại và nồng độ phù hợp để phối hợp với dung dịch nano Ag phun phòng trừ bệnh và xây dựng mô hình canh tác quy mô 500 m² cho cả cây ngô và ớt. Mô hình được triển khai trong năm đầu tiên cho cả hai vụ.

Qua kiểm tra thực tế, mô hình triển khai tại ruộng ngô của gia đình ông Ngô Văn Hòa (xã Hưng Trạch) đã thu hoạch và cho hiệu quả cao. Ông Hòa cho biết, cây ngô từ khi gieo hạt và trong quá trình sinh trưởng hạn chế được sâu bệnh. Qua vụ đầu chưa phát hiện sâu bệnh hại ngô. “Ngô xanh tốt, bắp ngô to và năng suất cao hơn ruộng ngô canh tác theo cách truyền thống”, ông Hòa cho hay. Năng suất bình quân ruộng ngô sử dụng chế phẩm đạt gần 12 tấn/ha. Trong khi đó, năng suất bình quân của ruộng đối chứng chỉ đạt gần 10 tấn/ha.

Trên diện tích trồng ớt sử dụng chế phẩm của gia đình ông Lê Quang Oanh (xã Hưng Trạch), cây ớt xanh tốt, quả trĩu cành, năng suất cao. Ông Oanh cho biết cây ớt trồng thường gặp các sâu bệnh như sâu cuốn lá, úng rễ, chết héo… Khi tham gia mô hình sử dụng chế phẩm nano, cây ớt không còn bị sâu bệnh. Năng suất ớt đạt cao, gia đình không phải tốn nhiều công chăm sóc.

Tuy nhiên, ông Oanh cũng cho biết do ảnh hưởng bão số 1 gây mưa lớn nên một số diện tích cây ớt bị ảnh hưởng nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm nano chưa thể chính xác. “Những diện tích ớt sử dụng chế phẩm nano và không bị ảnh hưởng do mưa thì cho năng suất cao thấy rõ. Vụ sau chắc chắn gia đình sẽ có thu nhập cao hơn”, ông Oanh cho biết.

Theo ông Phạm Thanh Nam, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, qua hai mô hình thử nghiệm, ban đầu có thể đánh giá hiệu quả của việc đưa công nghệ nano vào sản xuất nông nghiệp, mở ra hướng tiếp cận mới để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, cây trồng sạch sâu bệnh nên hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại địa phương.

“Đưa công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp không chỉ góp phần đổi mới phương thức canh tác truyền thống mà còn khẳng định tiềm năng ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ cao vào sản xuất. Qua đó tạo tiền đề nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp hiện đại trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới”, ông Phạm Thanh Nam nhìn nhận.

Theo Tâm Phùng/ NNVN 

Đầu trang Gởi E-mail Bản in
Các tin khác
  • Thời trồng rau, nuôi gà bằng điện thoại
  • Kỹ sư trẻ thuần dưỡng thành công tảo xoắn Spirulina
  • Bỏ làm công nhân mỏ than, trai Hải Phòng về quê trồng na quả ngon quá trời, cứ cắt là bán hút hàng
  • Sản xuất khoai lang đạt tiêu chuẩn VietGAP
  • Trên nuôi con đặc sản nhai lá, dưới nuôi thứ cá "tiến vua", thanh niên Hòa Bình tự "trả lương tốt"
  • Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại
  • Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ
  • Đây, thứ rau thơm ngỡ như rau dại, dính tí nước tốt um ngoài đồng Phú Yên, cứ cắt lên khỏi bờ là bán hút hàng
  • Xây dựng chuỗi liên kết nuôi cá điêu hồng xuất khẩu
  • Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Giỏ hàng | Liên hệ | Đầu trang
Copyright 2025 © KDT Group 2010