Nuôi con gì chăm chỉ cả ngày, tối nào cũng "về nhà ngủ", nông dân một xã ở Hải Phòng kiếm tiền rủng rỉnh?
Là một xã thuần nông nằm bên dòng sông Văn Úc, xã Bát Trang (huyện An Lão, thành phố Hải Phòng) từ lâu đã được biết đến với lợi thế tự nhiên về đất bãi màu mỡ và diện tích trồng cây ăn quả lớn. Theo thống kê hiện toàn xã có khoảng 247 ha trồng vải, nhãn, thanh long và nhiều loại cây ăn quả khác – đây chính là nguồn hoa lý tưởng cho nghề nuôi ong mật, một mô hình kinh tế mới đang từng bước khẳng định hiệu quả bền vững tại địa phương. Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật ở Bát Trang đã có bước phát triển mạnh. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tận dụng tối đa lợi thế nguồn hoa tại địa phương để nuôi ong. Hiện toàn xã Bát Trang có khoảng 600 đàn ong đang được duy trì và chăm sóc, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Bà Đoàn Thị Thủy một hộ nuôi ông ở thôn Đại Trang chia sẻ, gia đình tôi hiện đang nuôi khoảng 100 đàn ong. Mỗi vụ thu hoạch đạt trung bình khoảng 3 lít mật/đàn. Giá mật ong dao động từ 150.000 – 250.000 đồng/lít, tùy theo chất lượng và thời điểm thị trường. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm tôi có thể thu lãi 30 – 50 triệu đồng từ nghề này. Để có thể thu được mật ong đạt chất lượng cao, người nuôi ong như bà Thủy cho biết phải dành nhiều tâm sức trong chăm sóc. Mỗi đàn ong mật cần được kiểm tra, vệ sinh thường xuyên để đảm bảo thùng ong luôn khô ráo, sạch sẽ. Người nuôi cần tránh mặc đồ sặc sỡ, thao tác nhẹ nhàng để tránh làm đàn ong hoảng loạn. Đồng thời, phải nắm vững kỹ thuật phòng chống rét, chống nóng theo mùa, tách đàn – tạo ong chúa – khai thác mật, phấn hoa và sữa ong chúa đúng kỹ thuật. Theo bà Thủy, mùa thu hoạch mật chủ yếu diễn ra vào tháng 3 và tháng 9. Đặc biệt, tháng 3 là vụ chính – thời điểm cây cối đâm chồi, hoa vải, hoa nhãn bung nở, tạo điều kiện lý tưởng cho ong đi hút mật. Trung bình 10–15 ngày thu mật một lần, tùy thuộc vào mật độ hoa và lượng mật ong trong cầu. Khi thu hoạch mật ong, người nuôi chỉ chọn những cầu ong đã vít nắp hoàn toàn (hoặc đạt từ 75% trở lên) để đảm bảo mật chín, cô đặc và chứa đầy đủ enzyme tự nhiên. Ngược lại, mật non chưa vít nắp chứa nhiều nước, chưa đủ giá trị dinh dưỡng nên sẽ không được lấy vội. Đây chính là sự cẩn trọng, chỉn chu trong từng bước chăm sóc và thu hoạch giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của người nuôi. Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi ong mật không chỉ dừng lại ở con số thu nhập ổn định, mà còn là minh chứng rõ ràng cho hướng đi đúng đắn của người nông dân trong việc khai thác tiềm năng tự nhiên gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững. Theo NGUYỄN ĐẠI/ DÂN VIỆT |
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'
Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống
Thời trồng rau, nuôi gà bằng điện thoại
Cây khỏe, sạch sâu bệnh, năng suất tăng nhờ chế phẩm nano
Kỹ sư trẻ thuần dưỡng thành công tảo xoắn Spirulina
Bỏ làm công nhân mỏ than, trai Hải Phòng về quê trồng na quả ngon quá trời, cứ cắt là bán hút hàng
Sản xuất khoai lang đạt tiêu chuẩn VietGAP
Trên nuôi con đặc sản nhai lá, dưới nuôi thứ cá "tiến vua", thanh niên Hòa Bình tự "trả lương tốt"
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại
Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ