Cách chữa trị dê chướng bụng
* Dê nuôi bị chướng bụng, xin hỏi cách khắc phục như thế nào? Trả lời: Khi phát hiện dê bị chướng bụng đầy hơi thì việc can thiệp kịp thời là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần xác định nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi, mức độ chướng bụng đầy hơi để can thiệp kịp thời, đồng thời loại bỏ triệt để nguyên nhân gây bệnh. Chướng hơi cấp tính: Nguyên nhân có thể do dê bị dị vật chặn ở vùng thực quản, dạ dày làm cho dê không ợ hơi được dẫn đến chướng bụng. Can thiệp bằng cách luồn ống cao su xông dạ cỏ để thoát hơi và loại bỏ dị vật, hoặc dùng trôca chuyên dụng hay kim dài 16 để chọc trô ca vùng hõm hông bên trái để thoái hơi ra ngoài (lưu ý khi trọc thoát hơi dạ cỏ cần để hơi thoát từ từ). Chướng hơi do thức ăn: Cho dê đứng ở nơi thoáng mát, đầu cao hơn mông. Đồng thời phải chống sự tạo khí và thoát hơi ra khỏi dạ cỏ bằng cách dùng rượu tỏi chà xát vùng dạ cỏ nhiều lần. Dùng nõn chuối hơ nóng cho mềm sau đó ngoáy vào cuống họng kích thích phản xạ ợ hơi và cho dê uống 300 - 500 ml dầu ăn, hoặc 20 - 50 ml rượu tỏi (uống 1 đến 2 lần/con/ngày). Cho dê hoạt động sau khi uống dầu hoặc rượu tỏi sẽ làm giảm sự tạo bọt và tăng cường thoát hơi. Nếu dê bị tê liệt thì nên xoay tròn dê hoặc xoa vuốt vùng dạ cỏ có thể giúp cho dầu phân đều trong dạ cỏ, chống tạo bọt. NGUYỄN THỊ HẢI * Cần tác động biện pháp kỹ thuật gì cho cây bưởi trong giai đoạn hiện nay? Trả lời: Từ sau lập xuân (5/2) đến nay, vườn bưởi ở các địa phương đã nở hoa 2 trà. Trà hoa 1 đã đậu quả, hoa khô rụng, quả non bắt đầu sang giai đoạn rụng sinh lý. Trà hoa 2 (trà cuối) đang tắt hoa, tạo quả. Trên cây cành lộc chuyển màu bánh tẻ già. Một số sâu bệnh có thể phát sinh gây hại bưởi trong giai đoạn này là: Bệnh thán thư, chảy gôm, rệp cam... Để đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh bưởi, nhà vườn cần áp dụng đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật sau: - Khẩn trương cắt bỏ các cành tăm, cành vượt, cành gầm, cành sâu bệnh và cành mọc quá dày. Để cây tập trung dinh dưỡng cho nuôi quả và tạo sự thông thoáng cho vườn bưởi, giảm thiểu sâu bệnh hại. - Nạo vét khơi thông rãnh thoát nước trong vườn. Phòng mưa lớn gây úng ngập. - Dùng kéo khoanh cây chuyên dùng “khoanh mịn” các cành mang quả, nhằm hạn chế rụng quả. Vị trí khoanh cách gốc cành cấp 2 khoảng 15cm. - Bón dưỡng quả bằng phân bón lá SEAWEED - RONG BIỂN 95% (sản phẩm CANADA), kết hợp một số thuốc bảo vệ thực vật Sherpa, Ridomil... Phòng trừ thán thư và rệp cam. - Phun dung dịch Booc đô 2% ướt đều lá cây và tưới trực tiếp xuống gốc cây vị trí có vết bệnh chảy gôm, để trừ các bệnh chảy gôm và đốm lá. * Cần dùng vòi phun lỗ siêu nhỏ, để dung dịch phân và thuốc phun có dạng sương mù. Tăng độ bám dính trên lá cây. Giảm thiểu chảy trôi, lãng phí. Th.S NGUYỄN HẢI TIẾN |
- Những lưu ý khi nuôi heo nái
- Những lưu ý khi nuôi heo nái
- Kỹ thuật chăm sóc thỏ sơ sinh đạt tỷ lệ sống cao
- Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái
- Bí quyết nuôi thỏ sinh sản
- Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa đúng cách
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau khi tách mẹ
- Giải quyết vấn nạn trâu bò chết trong mùa lạnh
- Nuôi thả heo rừng
- Chăm sóc lợn con sau sinh