Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng sau Tết
Hoa hồng luôn là biểu tượng của sắc đẹp chính vì thế mà nó đã trở thành loài hoa không thể thiếu trong những ngày Tết đến Xuân về. Sau Tết nếu biết cách chăm sóc hoa hồng tiếp tục cho ra những bông hoa đẹp với màu sắc rực rỡ. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng sau Tết một cách cơ bản nhất. Chọn chậu trồng hoa hồng sau Tết Do hoa hồng là cây lâu năm nên ngày càng phát triển với bộ rễ tương đối rộng và dài do đó hãy chọn những loại chậu phù hợp với từng loại cây hồng sao cho bộ rễ được phát triển một cách thoải mái nhất. Lưu ý để không mất nhiều chi phí hãy chọn loại chậu nhựa vừa rẻ tiền vừa dễ di chuyển. Trường hợp ở nhà có sẵn bồn đất thì tận dụng trồng lại hoa hồng thẳng vào bồn nhưng phải nhớ xới xáo đất và thêm đất phân cho cây hoa hồng mau phát triển.
Đất trồng hoa hồng sau Tết Cũng giống như nhiều cây hoa khác, khi trồng lại hoa hồng cần phải chọn đất phải tơi xốp thoát nước tốt, nên mua đất trồng cây đã được phối trộn và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Cắt tỉa nhánh cho cây hoa hồng Sau Tết khi hoa hồng đã bắt đầu tàn khoảng 2/3 số hoa trên cây hồng thì nên tiến hành cắt tỉa hết các nhánh để dưỡng cây hoa hồng mau phục hồi sau đợt hoa Tết. Khi cắt tỉa, các nhánh nên cắt sâu từ 2-4 tầng lá. Bón phân cho hoa hồng sau Tết Việc bón phân cho cây hoa hồng sau Tết tương đối cầu kỳ. Trước hết cần bón phân bón Hữu cơ, hoặc phân NPK có thành phần N (Đạm), P2O5 (Lân) cao cho chậu hoa hồng Sau khi cây hoa hồng đã thay chậu, cây hoa hồng cần nhiều Đạm (N), và Lân (P2O5) để kích thích cây hoa hồng đâm chồi, to nhánh. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm 1 số phân vi lượng như Sắt, Kẽm, Magie… Phun thuốc phòng bệnh cho hoa hồng Hoa hồng là loại cây bị khá nhiều loại sâu bệnh, nhất là thời điểm hoa hồng ra hoa. Do đó để phòng chống bệnh hại cây hoa hồng nhất là bệnh nấm cần phun 1 lần thuốc phòng ngừa nấm bệnh. Tưới nước cho cây hoa hồng trồng chậu Chúng ta nên tưới nước cho cây hoa hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo. Lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Hoa hồng trồng chậu lượng đất ít nên khả năng giữ nước cũng bị hạn chế rất nhiều, chúng cần phải được cung cấp nước thường xuyên. Nên nếu cây trồng chậu cần tưới 2 ngày 1 lần tùy theo điều kiện khí hậu từng ngày từng vùng khác nhau có những liều lượng khác nhau. Theo An Dương/ VietQ |
- Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi
- Trồng thành công loài hoa lạ mang tên Ngót Nghẻo-quốc hoa của đất nước Zimbabwe ở Đà Lạt
- Lưu ý khi trồng nấm rơm trong nhà
- Kỹ thuật trồng mai
- Mách chị em cách trồng rau ngót Nhật lớn siêu nhanh, non mơn mởn
- Trồng cây chanh vàng Mỹ và cách xử lý ra hoa đậu trái sai trĩu cành
- Tuyệt chiêu ghép hoa hồng nhiều màu đẹp rực rỡ bằng kỹ thuật đơn giản
- Kỹ thuật trồng hoa lan không cần đất hoa nở đẹp ngỡ ngàng
- Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất vượt trội
- Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm cho quả sai trĩu cành quanh năm