TRANG CHỦ  GIỚI THIỆU  TIN TỨC  SẢN PHẨM  THỜI TIẾT  LIÊN HỆ 
Mẹo nhà nông
[ ]
6 mẹo "hồi sức cấp cứu" cho cây cảnh mà không phải người trồng cây nào cũng biết

Cây cảnh vừa dùng trang trí, vừa giúp lọc không khí nên được rất nhiều nhà lựa chọn để trong phòng khách, phòng ngủ hoặc ban công. Nhưng bất kỳ ai trồng cây cảnh cũng hiểu rằng chúng cần chăm sóc cẩn thận. Nếu lá và thân cây héo dần và chuyển sang màu nâu nghĩa là cây đó sắp chết. Nhưng trước khi bỏ đi, hãy thử những mẹo vặt dưới đây để cứu vãn tình hình.

Thay chậu cho cây cảnh

Hãy thử chuyển cái cây đang “hấp hối” của bạn sang chậu đất mới. Đất tươi giàu dinh dưỡng có thể giúp cây của bạn sống lại thần kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ chậu mới phải có kích thước lớn hơn chậu cũ để đề phòng rễ đã phát triển dài và rộng hơn so với lúc mới trồng.

Thay đất, bón phân cho cây cảnh

Cây cũng cần được “cho ăn”, vì vậy hãy thay đất cũ bằng đất mới giàu dinh dưỡng hơn. Bạn cũng có thể dùng loại phân bón phù hợp với loại cây đang trồng. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ nên bón phân vừa phải và chia đều theo từng đợt nếu không sẽ làm hỏng rễ, dẫn đến chết cây.

Sai lầm phổ biến nhất của nhiều người chơi cây cảnh là không nắm được lượng nước cần tưới cho từng loại cây khác nhau. Nhiều người khi thấy cây khô héo thường tưới nước ào ạt mong cứu sống nó. Trên thực tế, có thể họ đang khiến cây hoa yêu thích của mình “chết đuối” vì tưới nước quá nhiều.

Tránh cho tiếp xúc trực tiếp với mặt trời

Mặc dù ánh nắng mặt trời cần thiết cho quá trình quang hợp của cây nhưng khi cây đang chết dần, nhiệt độ cao từ ánh nắng trực tiếp có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn. Vì vậy, chỉ cho cây tiếp xúc với ánh nắng gián tiếp trong khoảng thời gian dài cho đến khi nó phục hồi.

Lau lá cây cảnh

Nếu lá và thân cây của bạn có vết lốm đốm, nấm có thể chính là nguyên nhân. Các chuyên gia khuyên bạn nên loại bỏ nấm bằng cách dùng khăn thấm dung dịch tẩy rửa và lau nhẹ nhàng từng lá cây.

Tạo nhà kính cho cây cảnh

Nhiều loại cây cần môi trường ẩm ướt để sinh sống nhưng bạn lại không muốn cho chúng vào nhà. Trong trường hợp đó, dùng túi nhựa nhỏ bao quanh cây để tạo nhà kính cá nhân cho cây. Hãy giữ nó như thế trong khoảng 4-5 ngày để cây có môi trường “dưỡng bệnh” và hồi phục.

Trên đây là những mẹo vặt hay mà bạn có thể thử để cứu lấy “mạng sống”cho cây yêu quý của mình. 

Theo TUỆ AN/ BALCONY

Đầu trang Gởi E-mail Bản in
Các tin khác
  • Cho con rươi sống chung với lúa, nông dân Hải Phòng thu lãi gấp đôi
  • Nuôi kiến lấy trứng trên cây ăn quả: Giảm sâu bệnh, tăng nguồn thu
  • Dinh dưỡng đúng cho sầu riêng: Biết đất có gì mới cho cây 'ăn' hợp lý
  • Tưới thông minh cho cây ăn quả: Một nghị quyết thay đổi 765 ha
  • Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên
  • "Vua dúi" đất Sơn La chia sẻ bí kíp "tác thành" cho đôi dúi, cho ở chung khi nào thấy chúng bất hòa là thành công
  • Người nuôi cá lòng hồ Hòa Bình chủ động ứng phó nước rút sâu
  • Bí quyết nuôi chồn sinh sản không bị cận huyết
  • Kiểu nuôi tôm của nông dân Cà Mau không cần thay nước, cho tôm ăn chuối, gừng, ở chung với rong, bắt lên hàng tấn toàn con to khỏe
  • Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn

Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Giỏ hàng | Liên hệ | Đầu trang
Copyright 2025 © KDT Group 2010