Ngỡ ngàng trại nuôi cua bể lột - mô hình mới “hái ra tiền”, lãi 150 triệu đồng/tháng ở ngay Hà Nội
Cách xa biển vẫn nuôi được cua bể Tại đây, trang trại tuy nhỏ nhưng lắp đặt hệ thống thiết bị nuôi cua liên hoàn bán tự động, với 6.000 chiếc hộp lồng chuyên dụng nuôi cua, trong mỗi hộp lồng chỉ nuôi một con cua. Hệ thống nước biển cho chảy tuần hoàn theo đường ống vào từng hộp lồng. Sau đó, nước từ các hộp nuôi cua liên tục chảy ra theo các đường ống dẫn đến hệ thống bể lọc, trong đó có bể lọc vi sinh xử lý chất thải. Nước sau khi lọc được thu hồi cho bơm trở lại cấp vào đường ống nước dẫn đến các hộp nuôi cua. Trong hệ thống tuần hoàn, hạt kaldnes (như san hô) đóng vai trò vô cùng quan trọng, là nơi cho vi sinh trú ngụ và xử lý chất thải của cua. Sau đó nước được chuyển qua xử lý bằng đèn UV (xử lý tảo và vi khuẩn, nấm...) có tác dụng như mặt trời, mô phỏng theo tự nhiên. Anh Nguyên Vũ (SN 1994) - chủ trang trại cho biết, toàn bộ nước sử dụng nuôi cua tại đây là nước biển từ Hạ Long, được anh nhập về đến trang trại với giá 500.000 đồng/m3. Hiện tại trang trại sử dụng khoảng 50m3 nước biển, lượng hao hụt khoảng 10% mỗi tháng, có thể bổ sung bằng nước ngọt. Thức ăn cho cua là vẹm xanh, dắt biển, hàu… với chi phí thức ăn trung bình cho mỗi con cua khoảng 1.000 đồng/ngày. Cua giai đoạn lột ăn hàu cả vỏ, để có nhiều canxi để tạo lớp mai mới. "Thời gian tới sẽ mở rộng mô hình lên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Tôi mong muốn kết hợp với nhiều bà con ở Tiền Yên để phát triển mô hình nuôi cua rất tiềm năng này".Anh Nguyên Vũ Khác với các mô hình nuôi trồng thủy sản truyền thống, tại trang trại này, 5 nhân viên phải thường xuyên kiểm tra các thông số chất lượng nguồn nước (hàm lượng khí C02, khí oxy, độ PH…), để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo môi trường sống cho cua. Kể về ý tưởng hình thành trang trại nuôi cua bể cốm, Nguyên Vũ cho biết, trước đây anh chỉ đơn thuần là một người đầu tư chứng khoán. "Một lần vào nhà hàng gọi đĩa cua cốm, ăn ngon rất khác biệt so với những con cua bể thông thường. Mai cua rất mềm, ăn luôn được và đầy tú ụ thịt rất ngon. Hỏi nhân viên nhà hàng vì sao có con cua "lạ" thế này, họ nói: Anh gặp may, bởi người ta đặt nhầm con cua cốm vào đấy. Giá cua cốm luôn đắt gấp đôi so với cua thịt bình thường. Thế là mình nảy ra ý muốn tìm hiểu về cua cốm để nuôi từ đó" - Nguyên Vũ kể. Theo Nguyên Vũ, anh tìm về các đầm nuôi cua bể ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định… để tìm hiểu, thì nông dân cho biết không thể thu hoạch cua đồng loạt vào giai đoạn lột mai (cốm) được. Bởi mỗi con cua thay mai vào một ngày khác nhau, khi mai cũ thay ra, thì lớp mai mới chỉ sau 4 giờ sẽ cứng lại. Nông dân nuôi cua bể trong đầm không thể tìm chọn từng con cua lột vỏ để thu hoạch, nên thường thu hoạch cả lứa, chủ đầm bán xô cho thương lái với giá 280.000 đồng/kg cua sống. Thương lái mua về, nếu thấy có con nào đang giai đoạn cốm (lột vỏ) thì lọc ra bán giá 800.000- 1 triệu đồng/kg, còn cua bình thường bán tại chợ giá 400.000-500.000 đồng/kg.
Vũ tìm vào Viện Nghiên cứu Hải sản Nha Trang, thấy tại Viện cũng đang nghiên cứu thử nghiệm nuôi cua cốm.Vũ tìm hiểu thì được biết, ở Trung Quốc và Thái Lan, người ta đã nuôi xuất bán cua bể cốm từ khoảng chục năm nay rồi. Vũ thuê 500m2 đất của một nông dân ở giữa vùng trồng rau sạch của xã Tiền Yên, Hoài Đức để nuôi cua, với giá thuê 15 triệu đồng/tháng. Sở dĩ chọn địa điểm này, vì cách Mỹ Đình không xa, thuận tiện việc đi lại. Thông qua một thương nhân Trung Quốc, Nguyên Vũ đặt mua hệ thống lồng hộp nuôi cua nhập từ Trung Quốc về, toàn bộ chi phí đầu tư trang trại hết khoảng 2 tỷ đồng.
Tại trang trại nuôi cua ở Tiền Lệ, do cua được nuôi mỗi con từng lồng hộp, nên dễ dàng kiểm tra để xác định quá trình sinh trưởng và thay vỏ mai. Hàng ngày nhân viên kiểm tra từng con cua, thấy con cua nào lột vỏ mai, ngay lập tức thu hoạch, cho ngay vào đóng túi hút chân không và cấp đông, giao tới các cửa hàng, siêu thị chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Lợi nhuận cao Nguyên Vũ cho hay, cua bể cốm, cua bể lột hiện tại được anh bán cho các nhà hàng, các cửa tại Hà Nội với giá 600.000 đồng/kg (khoảng 100.000-120.000 đồng/con. Tại các cửa hàng, cua lột được bán với giá 800.000 - 900.000 đồng/kg (đến tay khách hàng không có dây). Với giá thu mua cua sống ở các đầm 300.000 đồng/kg, trong quá trình nuôi cua cốm tại trang trại mất từ nửa tháng đến 1 tháng, chi phí thức ăn, nhân công khoảng 50.000 đồng/kg. "Hiện tỷ lệ cua chết trong quá trình nuôi vẫn còn cao, khoảng 15%, do mô hình này chưa có ai nuôi, nên tôi vừa mày mò đúc kết kinh nghiệm quy trình kỹ thuật. Nhưng tính bình quân mỗi kg cua xuất bán cho lợi nhuận khoảng 150.000-180.000 đồng/kg" - Nguyên Vũ tiết lộ. Mặc dù trang trại mới bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2022, nhưng đến nay đã trải qua 3 lứa nuôi, với lượng trung bình mỗi tháng trại cua xuất ra 400 - 600kg cua cốm đến các siêu thị thực phẩm sạch tại Hà Nội và các khách lẻ, đạt doanh thu từ 240 - 360 triệu đồng. Lợi nhuận mỗi lứa (1 tháng/lứa) khoảng 120 triệu đồng. Với chi phí đã đầu tư 2 tỷ đồng để xây nhà nuôi và lắp đặt hệ thống hộp nuôi, trang thiết bị tuần hoàn nước, cùng với tiền thuê ruộng của nông dân 500m2 với giá 15 triệu đồng/tháng để làm trang trại nuôi cua, chàng trai dự tính sau 2 năm sẽ thu hồi được vốn. Lứa tới đây, Nguyên Vũ sẽ nâng số lượng nuôi lên 6.000 con, nhằm khai thác tối đa 6.000 hộp lồng mà anh đã đầu tư lắp đặt. Theo CHU MINH KHÔI/ DÂN VIỆT |
Nuôi gà tự động, giảm giá thành, an toàn dịch bệnh
Trồng rau công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nông dân, doanh nghiệp có thu nhập gấp đôi
Loại cá ngon, chắc thịt, đẹp như vẽ này nuôi ở Quảng Ngãi, dân bắt lên bán 280.000 đồng/kg
Chỉ trồng 1 loại cây đặc sản, huyện miền núi này của Lạng Sơn thu 700 tỷ đồng/năm, nhiều nhà giàu lên
Đào thứ mầm nhọn hoắt chồi lên từ mặt đất, người dân một xã của Yên Bái thu về 15 tỷ đồng
Một xã ở Kon Tum trồng tới 190ha sầu riêng, nhà nào bán trái giàu hẳn lên, dân đang mong điều này
Nuôi cá chình lồng bè trên sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, bắt lên con to thế này, bán đắt tiền cũng phải
Nuôi loài cá da trơn ưa nước sạch, nông dân Hải Dương lâu lâu mới được bán nhưng bán là đắt hàng, giá cao
Mô hình nuôi lươn không bùn tiếp tục nhân rộng ở Phú Yên trong năm 2023
Loại cây ra trái có lớp lông mịn, xưa trồng làm bóng mát, nay thành đặc sản ở Sóc Trăng, đó là cây gì?