Nuôi heo rừng lai phù hợp nông hộ nhỏ
Trước đây, gia đình ông Tải Văn Thạnh, người dân tộc Khmer, ở ấp Lưu Cừ 1, xã Lưu Nghiệp Anh, (huyện Trà Cú) chuyên nuôi heo trắng truyền thống. Nhưng do chi phí đầu tư cao, dịch bệnh và biến động giá cả, gia đình ông thường xuyên thua lỗ. Từ khi chuyển sang nuôi heo rừng, thu nhập của gia đình ông Thạnh đã cải thiện đáng kể. Ông Thạnh cho biết giống heo rừng ông nuôi là giống lai. Thức ăn của heo gồm rau muống, rau lang, chuối, lục bình và các phụ phẩm nông nghiệp tại địa phương. Lợi nhuận từ nuôi heo rừng cao hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Với lứa heo chuẩn bị xuất bán có giá 90 ngàn đồng mỗi kg, ông Thạnh ước tính thu về hàng chục triệu đồng. “Heo truyền thống hiện nay có giá từ 45.000 - 50.000 đồng/kg, trong khi giá vốn mỗi kg đã lên đến 38.000 - 40.000 đồng. Chưa kể nuôi heo thường để nái mình phải tự đỡ đẻ. Còn heo rừng, chúng tự đẻ không cần can thiệp. Chỉ cần cho ăn một lần vào buổi sáng và dội chuồng vào buổi chiều”, anh Thạnh chia sẻ. Theo ông Thạnh, heo rừng có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn so với các giống heo địa phương bởi chúng vốn là động vật hoang dã. Heo rừng thịt nhiều nạc và thơm ngon hơn so với heo truyền thống nên được thị trường ưa chuộng. Hiện, thương lái tại địa phương đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá 90.000 - 100.000 đồng/kg. Với giá bán hiện tại, người nuôi có thể thu lợi nhuận hơn 3 triệu đồng mỗi con heo. Còn chị Trần Thị Thu Ba ở ấp 12, xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải từng thua lỗ vì nuôi bò nên mua 10 con heo rừng lai về nuôi thử. Hàng ngày, chị Thu Ba cho heo ăn rau lang trồng xung quanh nhà và chuối cây. Khi có thời gian rãnh, chị ra chợ thu gom các loại trái cây tiểu thương bỏ đi rồi mang về làm thức ăn cho heo. Chỉ sau 2,5 tháng đàn heo của chị đạt trọng lượng 30 - 35kg/con và có thể xuất bán. “Đây là lần đầu tiên tôi nuôi heo rừng, nhưng thấy nuôi dễ hơn so với heo trắng. Nuôi heo rừng chỉ tốn tiền con giống mà không tốn thức ăn, ít bệnh dịch bệnh. Vì vậy, đây là mô hình phù hợp với các hộ nuôi nhỏ lẻ như tôi”, chị Ba bộc bạch. Chị Ba cho biết đang lựa chọn những con đẹp để nuôi nái lấy giống nhân rộng mô hình, nếu ai muốn nuôi chị cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh heo rừng lai là vật nuôi khá mới với bà con nông dân trên địa bàn tỉnh. Việc đưa giống heo rừng lai vào chăn nuôi nông hộ phù hợp với chủ trương đa dạng hóa vật nuôi của ngành nông nghiệp tỉnh. Ông Lưu Văn Phúc, Trưởng Phòng Chăn nuôi - Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh cho biết, thông qua nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, trong năm 2023, Trung tâm đã triển khai mô hình "Chăn nuôi heo rừng lai theo hướng an toàn sinh học và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm".
Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ nông dân 50% chi phí mua con giống với trọng lượng ban đầu 8kg/con và 50% chi phí vacxin và thuốc sát trùng chuồng trại. Trong quá trình nuôi, trung tâm có cán bộ kỹ thuật trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật. Đồng thời, cũng phối hợp tìm kiếm các điểm thu mua hoặc lò giết mổ để hỗ trợ đầu ra cho các hộ chăn nuôi. "Mô hình này không chỉ mang lại công việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp có sẵn như rau, củ, quả và thức ăn xanh. Nó cũng đóng góp vào việc thay đổi tập quán chăn nuôi cũ sang mô hình chăn nuôi heo theo hướng phát triển bền vững. Qua đó còn tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi tham gia thực hiện, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau", ông Phúc đánh giá. Theo HỒ THẢO/ NNVN |
Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
Đất bỏ hoang biến thành "vườn địa đàng", anh nông dân Sài Gòn này bất ngờ cứ hái quả là ra tiền
Dân nơi này ở Nghệ An trồng thứ cây cho củ nhiều không đếm xuể, cân ngay tại ruộng đếm tiền liền tay
Tỷ phú Lâm Đồng, bốc thức ăn sống vào đĩa rồi "mời" con động vật hoang dã này ăn, thu tiền tỷ/năm
Trồng dưa hấu trên đất giồng cát ven biển, nông dân cực mà vui
Thứ chim này vốn là động vật hoang dã, nuôi như nuôi gà ta, một người Sóc Trăng bán 180.000 đồng/kg
Con vật tên nghe mắc cười, dân Sóc Trăng nuôi thành công dưới tán rừng, "lĩnh lương" 10 triệu/tháng
Thứ chim to hơn nắm tay, chỉ ngồi trong lồng ăn rồi đẻ cản chả kịp, một nông dân Lạng Sơn thu 300 triệu/năm
Đây là loại cây đặc sản ra quả ngon, anh nông dân Lạng Sơn trồng thành công, thu 1 tỷ/năm
Con đặc sản bình dân này nuôi dày đặc trong nhà, một ông nông dân Bình Định lãi hơn nửa tỷ/năm