Giá tiêu tăng cao, người trồng hưởng “vị ngọt”
Phấn khởi vì giá tiêu tăng cao Từ nhiều năm nay, nông dân xã Nam Yang (huyện Đắk Đoa, Gia Lai) đã coi hồ tiêu là một trong những cây trồng chính, chủ lực của xã, đi đến đâu ở xã này cũng thấy những trụ tiêu đang vươn cao xanh tốt. Ngoài hơn 220ha hồ tiêu trồng trên địa bàn, bà con xã Nam Yang còn thuê đất ở các xã lân cận như Hà Bầu, Đăk Rong để trồng tiêu. Điều này trái ngược hẳn với một số vùng trồng tiêu khác, khi nông dân trồng theo phong trào, tiêu mất giá thì phá bỏ vườn tiêu để trồng cây khác, còn nông dân ở xã Nam Yang thì vẫn cần mẫn canh tác cây tiêu theo hướng hữu cơ, bền vững.
"Mùa thu hoạch tiêu đã kết thúc từ hồi tháng 4. Giá tiêu bây giờ đang rất cao nên chúng tôi rất vui mừng, yên tâm chăm sóc đầu tư cho cây tiêu". Giống hồ tiêu trồng tại Nam Yang là tiêu sẻ, có đặc điểm lá nhỏ, thân nhỏ, ra nhiều chuỗi và đậu đều trái, hạt to tròn đều, chắc, vị cay và thơm hơn giống hồ tiêu khác. Ngoài ra, giống hồ tiêu này dễ trồng, dễ chăm sóc và có khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ tái sinh cao trong môi trường tự nhiên. Nhờ chăm sóc theo hướng hữu cơ nên năng suất hồ tiêu ở đây khá ổn định, niên vụ 2023-2024 đạt từ 4-5 tấn/ha (trong khi canh tác thông thường đạt trung bình 2,5-3 tấn/ha). Vào thời điểm này của năm ngoái, giá hồ tiêu trên thị trường chỉ dao động từ 65.000 - 70.000 đồng/kg, thì năm nay giá hồ tiêu nguyên liệu có thời điểm đã vượt 180.000 đồng/kg. Chị Wưm (làng Bông, xã Hà Bầu, huyện Đắk Đoa) chia sẻ: "Mùa thu hoạch tiêu đã kết thúc từ hồi tháng 4. Giá tiêu bây giờ đang rất cao nên chúng tôi rất vui mừng, yên tâm chăm sóc đầu tư cho cây tiêu". Theo ông Nguyễn Tấn Công - Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang, trước đây, khi giá hồ tiêu cao, người dân ồ ạt trồng và khai thác quá mức, dẫn đến hệ lụy cây nhiễm bệnh và chết. Sau giai đoạn khó khăn này, nhận thức của người dân đã thay đổi và chọn những giải pháp canh tác tốt hơn, thân thiện với môi trường và bền vững. Nhờ kiên trì theo đuổi hướng đi đó nên đến giờ, bà con trồng tiêu đã được hái "quả ngọt" khi giá tiêu liên tục tăng, lên mức cao nhất trong 8 năm qua. "Một trong những giải pháp canh tác hồ tiêu bền vững mà chúng tôi đặt ra cho các thành viên của HTX là sản xuất một cách tự nhiên nhất, không gò ép cây trồng, sử dụng nhiều phân bón hữu cơ, trồng cây che bóng… Nhờ đó, HTX đã xây dựng thành công thương hiệu tiêu Lệ Chí năm 2018 và được Tổ chức quốc tế Control Union cấp chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn hữu cơ của Mỹ, châu Âu. HTX cũng là đơn vị đầu tiên trên địa bàn Tây Nguyên đạt chứng nhận hữu cơ cho cây hồ tiêu. Bên cạnh xuất khẩu thô, HTX cũng bắt đầu chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao như tiêu sọ, tiêu đỏ, tiêu muối một nắng, tiêu xanh, tiêu bột, tiêu ngâm muối..." - ông Công cho hay.
Được biết, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang cũng là một trong những đơn vị đi đầu ở Gia Lai thực hiện liên kết với bà con nông dân trồng tiêu hữu cơ, với diện tích khoảng 70ha, thu hút hơn 50 hộ tham gia. Doanh nghiệp gặp khó khăn khi mua hàng Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), xu hướng giá tiêu tăng cao diễn ra tại tất cả các thị trường chứ không chỉ riêng Việt Nam do thiếu nguồn cung. Tại Brazil, thông thường, giá tiêu tại nước này giá thấp hơn Việt Nam thì nay còn cao hơn cả Việt Nam. Giá tiêu thế giới mới nhất được cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế ngày 9/6 cho thấy, giá hồ tiêu Brazil đang ở mức 195.989 đồng/kg trong khi giá hồ tiêu Việt Nam ở mức 162.000 đồng/kg. Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch VPSA cho biết, tại thị trường trong nước, giá tiêu mỗi ngày tăng một vài nghìn đồng/kg. Hồ tiêu trong dân vẫn còn nhưng họ không bán ra ồ ạt mà bán nhỏ giọt để nghe ngóng giá. Thời điểm cuối tháng 5/2024, giá tiêu vào khoảng 140.000 đồng/kg, nhưng chỉ trong 10 ngày đầu tháng 6/2024, giá tiêu đã tăng hơn 20.000 đồng/kg, có nơi lên hơn 180.000 đồng/kg. Dự báo, giá hồ tiêu sẽ hạ nhiệt nhưng khó có thể trở về mức giá như cũ. Theo bà Liên, thị trường hồ tiêu không có hiện tượng đầu cơ. Đầu cơ thì phải mua nhiều nhưng thời điểm này, không doanh nghiệp nào mua hàng nghìn tấn tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp thu mua hàng rất khó vì giá cao, trong khi lượng hàng bán ra nhỏ giọt. Giá hồ tiêu tăng cao thì nông dân được lợi, nhưng với doanh nghiệp thì khó buôn, khó bán. Vì hợp đồng khi chốt với khách ví dụ là 150.000 đồng/kg, nhưng khi doanh nghiệp thu mua của người dân thì trả giá 150.000 đồng/kg cũng không mua nổi. Trong khi doanh nghiệp còn phải chịu chi phí hao hụt, chế biến, lãi suất ngân hàng… Lượng hàng xuất khẩu ít đi, giá xuất khẩu cao thì tốt cho dân, nhưng với doanh nghiệp, mức lợi nhuận thu được chưa chắc đã ngang bằng với tỷ lệ mức giá tăng xuất khẩu, bởi doanh nghiệp có những hợp đồng ký từ trước và đến nay mới giao hàng. Do đó, bà Liên cho rằng, trong bối cảnh giá tăng nóng, doanh nghiệp khó chủ động nguồn hàng. Tâm lý của bà con khi nhìn thấy giá cao thì rất mừng nhưng vẫn muốn tăng giá thêm nữa. Đây cũng là sự hưởng lợi xứng đáng cho bà con khi có thời điểm rơi vào chu kỳ giá thấp. Theo THIÊN HƯƠNG/ DÂN VIỆT |
- Giá loại quả ngon-"trái cây vua" của Việt Nam lại bất ngờ tăng vọt, sức mua từ Trung Quốc đạt 10 tỷ USD?
- Nhãn chín muộn giá gần 30 nghìn đồng/kg vẫn 'cháy hàng'
- Loại quả ngon, quả đặc sản này tại Lâm Đồng đang chín trước ở miền Tây, cứ 1kg dân bán giá 70.000 đồng
- Dưa hấu được mùa, giá cao, nông dân lãi gần trăm triệu/ha
- Dự báo giá lợn hơi đứng ở mức cao đến quý I/2025
- Giá sầu riêng đột ngột tăng vọt, dân 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đang ăn sầu riêng Việt Nam
- Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm, nông dân Đắk Lắk "găm" hàng chưa vội bán
- Đây là loại dưa hấu “lạ”, bé bất ngờ, trước cả trăm nghìn đồng/kg, nay bán đầy chợ với giá “siêu rẻ”
- Giá sầu riêng ở Gia Lai tăng cao, nông dân chia sẻ kinh nghiệm ký hợp đồng để đảm bảo lợi ích của mình
- Giá ca cao tăng gấp đôi, nông dân trúng lớn