Độc đáo mô hình lúa bệ
Do việc trồng khóm thu nhập chưa cao, nông dân đã tìm cách để không bỏ phí nguồn nước, đất từ các mương liếp. Mô hình lúa bệ ở xã Vĩnh Phước A (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Việc trồng lúa trên bờ liếp giúp giữ đất, hạn chế xói mòn. Chị Nguyễn Thị Kính, nông dân ấp Phước Lợi (xã Vĩnh Phước A) đang tất bật chăm sóc những ruộng lúa bệ cho biết, đây là mô hình canh tác độc đáo, kết hợp trồng khóm và trồng lúa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Gia đình chị Kính có gần 2ha khóm làm mô hình lúa bệ. Khóm hiện được thương lái thu mua với giá 15.000 đồng/trái, lúa được 8.000 đồng/kg. Với kinh nghiệm nhiều năm canh tác kết hợp lúa bệ, chị Kính cho biết, lúa bệ là giải pháp tối ưu để tận dụng tối đa diện tích đất, vừa có lúa ăn, lại trồng được khóm. Nhờ vậy, gia đình chị có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Để đạt được thành công như hôm nay, chị Kính và nhiều nông dân khác ở Vĩnh Phước A đã không ngừng học hỏi, tìm tòi những kỹ thuật canh tác mới, tham gia các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với nhau, cùng nhau xây dựng cộng đồng sản xuất bền vững.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phước A cho biết, xã có hơn 8.000 nông dân và gần 1.000ha sản xuất khóm kết hợp lúa (lúa bệ). Lúa bệ đã được nhân rộng ở địa phương và mang lại hiệu quả tích cực. Địa phương sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới. Theo NHƯ BĂNG/ NNVN |
- Nuôi vịt, chăm lợn bằng điện thoại thông minh
- Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha
- Nông dân phải thấy được lợi ích từ sản xuất hữu cơ
- Các bước sản xuất giống cây có múi sạch bệnh
- Vị thế riêng biệt của vịt bầu Quỳ Châu
- Hài lòng với giống lúa TBR97 ở vùng đất khó
- Chủ động phòng dịch, cung ứng đủ con giống để tái đàn
- Chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật ưu việt cho người chăn nuôi gà
- Đất khỏe - giải pháp canh tác sắn bền vững
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp