Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây táo, giảm 70% số lần phun thuốc

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật, thuộc Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (gọi tắt là Viện Nha Hố) cho biết, Nam Trung bộ là vùng nắng hạn và vấn đề thái hóa đất đang diễn ra rất nghiêm trọng. Do vậy, khi áp dụng quy trình trồng đậu đen làm thảm thực vật ở vườn táo sẽ góp phần cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, đặc biệt là duy trì độ ẩm cho đất. Thân cây đậu đen sau đó trở thành nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây táo.

Hiện nay, với diện tích 1.000m2 vườn, người dân Ninh Thuận  thu về 4-5 tấn táo và tỉ lệ hư hại không vượt quá 5%. Ảnh: Minh Hậu.
Hiện nay, với diện tích 1.000m2 vườn, người dân Ninh Thuận thu về 4 - 5 tấn táo và tỉ lệ hư hại không vượt quá 5%. Ảnh: Kim Sơ.

"Ngoài ra, việc trồng cây đậu đen cũng tạo ra tổ sinh thái, giúp các loài sinh vật có ích phát triển. Trong vườn đậu có các thiên địch như nhóm nhện lớn, các loại ong ký sinh… Nếu duy trì tốt ổ sinh thái, sẽ hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo BVTV, tăng hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu sản xuất an toàn", ông Nguyễn Văn Chính cho biết.

Cùng với việc bao lưới vườn táo ngăn chặn ruồi, sâu đục quả, Viện Nha Hố cũng thực hiện quy trình dùng bạt che phủ nền vườn để trừ cỏ, trồng cây đậu đen để làm thảm thực vật. Với quy trình này, việc hạn chế cỏ dại đạt hiệu quả cao và người dân không phải dùng đến các loại thuốc trừ cỏ độc hại, giảm được chi phí lẫn công sức.

Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: Song song với việc quản lý ruồi, sâu đục trái, việc áp dụng trồng thảm thực vật bằng cây họ đậu để giữ ẩm, tăng độ dinh dưỡng cho đất cũng phát huy hiệu quả. Cùng với đó là các loại bẫy đèn, keo dính cũng phát huy hiệu quả khi bắt các loại sâu róm, côn trùng gây hại trên cây táo.

Ông Phạm Dũng cho biết: "Với quy trình phòng trừ bệnh hại tổng hợp này, bà con nông dân trồng táo tại địa phương hầu như không phải dùng đến thuốc BVTV. Hiện nay, bà con chỉ phải sử thuốc BVTV trong trường hợp vườn cây xuất hiện rệp sáp, phấn trắng. Với quy trình canh tác này, năng suất và chất lượng táo được tăng lên cao.

Quy trình bao lưới toàn bộ vườn giúp ngăn chặn ruồi, sâu đục trái hiệu quả và không cần dùng đến các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Ảnh: Minh Hậu.
Chất lượng, mẫu sã quả tảo được nâng lên rất nhiều nhờ kiểm soát, ngăn chặn được sâu bệnh. Ảnh: Kim Sơ.

Trước đây, 1.000m2 táo bà con thu về 1 năm khoảng 4 tấn sản phẩm nhưng tỉ lệ bị hư hỏng do ruồi, sâu đục quả gây hại lên đến 60 - 70%. Còn hiện nay, 1.000m2 bà con thu về 4 - 5 tấn táo và tỉ lệ hư hại không vượt quá 5%. Do vậy, nguồn thu từ việc trồng táo hiện nay rất cao, trung bình đạt 50 triệu đồng/1.000m2/năm, sau khi trừ chi phí, bà con có lãi ròng 35 triệu đồng/1.000m2/năm".

Cũng theo ông Phạm Dũng, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận định hướng tới đây sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, thông qua các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp để nhân rộng mô hình. Ngành nông nghiệp tỉnh này phấn đấu thời gian tới diện tích táo trên toàn tỉnh được bao lưới 100%.

Với quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tỷ lệ táo bị hại trên mô hình giảm xuống còn 5%; giảm trên 20% lượng nước tưới, giảm 10 - 15% lượng phân bón; giảm 60 - 70% số lần phun thuốc BVTV. Chất lượng sản phẩm an toàn, đồng thời giảm số vụ sản xuất/năm (mô hình chỉ sản xuất 1 vụ/năm thay vì bình thường để thu hái không tập trung quanh năm).

Với việc áp dụng quy trình quản lý tổng hợp ruồi đục trái và một số sâu bệnh trên cây táo, những diện tích áp dụng không còn phải dùng đến thuốc BVTV để trừ ruồi, trừ cỏ như trước đây. Tỉ lệ táo không bị gây hại lên đến trên 95%.

Theo KIM SƠ/ NNVN 

Các tin khác