Giá mít Thái 4/3: Giá mít tăng tiếp tục, mít Nhất và mít Kem lớn khác nhau ở điểm nào?

Giá mít Thái hôm nay 4/3: Giá mít Tiền Giang tại vựa cao nhất 44.000 đồng/kg

Giá mít Thái hôm nay 4/3 tại các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục có biến động, cụ thể giá mít tăng thêm 1.000 đồng/kg đối với mít loại A (mít Nhất, mít Nhì) và mít loại B (mít Kem lớn, mít Kem nhỏ), còn mít loại C (mít Kem rớt lớn, mít Kem rớt nhỏ) không tăng giá so với ngày hôm qua.

Tại Tiền Giang, các vựa mít Thái lớn báo giá mua mít Nhất 44.000 đồng/kg, mít Nhì 34.000 đồng/kg, mít Kem lớn 37.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 25.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 28.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 18.000 đồng/kg.

Còn phía các thương lái vào tận vườn người dân mua mít Nhất với giá 42.000 đồng/kg, mít Nhì 32.000 đồng/kg, mít Kem lớn với giá 35.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 23.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 26.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 16.000 đồng/kg.

Tương tự như giá mít Tiền Giang, giá mít tại các địa phương khác ở ĐBSCL như An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ, giá mít Thái hôm nay 4/3 tăng thêm 1.000 đồng/kg đối với mít loại A và mít loại B, còn mít loại C không tăng giá so với ngày hôm qua.

Ở những tỉnh, thành trên, phần lớn các vựa báo giá mua mít Nhất với giá 43.000 đồng/kg, mít Nhì từ 33.000 đồng/kg, mít Kem lớn 36.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 24.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 27.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 17.000 đồng/kg.

Còn các thương lái vào các vườn mua mít Nhất với giá 41.000 đồng/kg, mít Nhì 31.000 đồng/kg, mít Kem lớn với giá 34.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 22.000 đồng/kg, mít Kem rớt lớn 25.000 đồng/kg, mít Kem rớt nhỏ 15.000 đồng/kg.

Mít Nhất và mít Kem lớn khác nhau ở điểm nào?

Hiện nay, đa số người dân rất khó hiểu khi thương lái đến vườn cắt mít và phân ra 2 loại mít Nhất và mít Kem lớn. Bởi 2 loại mít này gần như không khác nhau nhưng giá lại cách nhau khoảng 7.000 đồng/kg.

Theo tìm hiểu, mít nhất và mít Kem lớn đều là những trái mít đạt đạt chuẩn từ 9kg trở lên, tròn đều, múi lên màu, ít hột, da xanh. Trong đó, mít Nhất và mít Kem lớn chỉ khác ở chỗ trái Nhất là trái có múi to.

Không phải thương lái cũng cũng mua mít Nhất, có trường hợp thương lái chỉ mua mít loại B (mít Kem lớn, mít Kem nhỏ) và loại C (mít Kem rớt lớn, mít Kem rớt nhỏ).

Một số thương lái cho hay, họ chỉ mua theo nhu cầu của vựa, tức vựa có nhu cầu mua mít Nhất thì thương lái mới vào vườn cắt, mua loại mít này và ngược lại.

Hiện trong vườn mít Thái của người dân ở khu vực ĐBSCL không còn nhiều trái có thể thu hoạch được do hết vụ. Để có đủ số lượng giao cho vựa, các thương lái thường tranh thủ đi gom nhiều vườn và đi thu mua ở địa phương xa.

Theo DUY KHÁNH/ DÂN VIỆT 

Các tin khác