Hiệu quả sạ hàng
Vụ ĐX 2013-2014, xã Phước Hưng (Tuy Phước, Bình Định) triển khai SX 6 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) 252 ha lúa thuần BC15 với 1.323 hộ nông dân tham gia. Kỹ thuật sạ hàng được áp dụng đã cho thấy hiệu quả thiết thực. Theo ông Lê Anh Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng, trong những năm qua, để nâng cao năng suất lúa góp phần tăng thu nhập cho nông dân, xã đã thực hiện nhiều mô hình ứng dụng TBKT vào SX lúa lai và lúa thuần chất lượng cao; SX lúa chống biến đổi khí hậu (SNV); xây dựng CĐML gắn SX với tiêu thụ; từng bước hình thành các vùng SX lúa hàng hóa, mở rộng diện tích SX lúa giống. “Tuy nhiên, bà con nông dân còn quen tập quán sạ dày, sử dụng vô tội vạ thuốc BVTV, bón phân chưa hợp lý gây lãng phí và làm môi trường ô nhiễm. Do đó, vụ ĐX 2013-2014, trên CĐML chúng tôi hướng dẫn bà con áp dụng sạ hàng và quản lý sâu bệnh bằng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) và sử dụng thuốc BVTV theo phương pháp 4 đúng”, ông Duy nói. Tham gia SX mô hình CĐML, ngoài được TCty Giống cây trồng Thái Bình cho ứng giống, nông dân Phước Hưng còn được Cty VTKTNN Bình Định và Cty Hóa nông Hợp Trí bán nợ phân, thuốc BVTV đến cuối vụ trả không tính lãi.
Ngoài ra, UBND huyện Tuy Phước còn hỗ trợ cho nông dân 2,5 kg phân bón lót Supe Humic/ha và 1 công cụ sạ hàng; UBND xã Phước Hưng hỗ trợ 2,5 kg phân bón lót Supe Humic/ha, 100.000 đ/ha công kéo sạ hàng và 200.000 đ/1 công cụ sạ hàng nếu nông dân đăng ký mua; HTXNN Phước Hưng hỗ trợ 100.000 đ/ha về công kéo sạ hàng và 200.000 đ/1 công cụ sạ hàng nếu nông dân đăng ký mua. “Ngoài hiệu quả về kinh tế, mô hình CĐML ở xã Phước Hưng với phương pháp sạ hàng đã bước đầu giúp nông dân nâng cao trình độ thâm canh lúa, ý thức được tác hại việc lạm dụng thuốc BVTV, phân bón, hướng đến SX bền vững”, ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND “Nhờ được các cấp quan tâm hỗ trợ, đến nay toàn xã Phước Hưng đã có gần 100 công cụ sạ hàng, trong đó nông dân tự đăng ký mua hơn một nửa. Tuy nhiên vẫn còn thiếu để đáp ứng cho SX nên trong năm 2014 này, UBND xã tiếp tục hỗ trợ 50% giá trị cho hộ nông dân đăng ký mua công cụ sạ hàng”, ông Mai Xuân Thanh, cán bộ khuyến nông xã Phước Hưng cho biết. Bà Phan Thị Xuân Hương (57 tuổi) ở thôn Tân Hội, SX 5 sào lúa BC15 trong mô hình CĐML nói về hiệu quả của công cụ sạ hàng: "Trước kia, khi còn áp dụng phương pháp sạ lan phải dùng đến 10 - 12 kg giống/sào (500 m2), đã hao giống còn khó kiểm soát dịnh bệnh. Nay áp dụng phương pháp sạ hàng chỉ cần sạ từ 3,2 - 3,5 kg giống/sào, lại dễ chăm sóc lúa. Lúc đầu áp dụng sạ hàng tui có hơi lúng túng, giờ đã quen nên thấy không có gì khó. Đất ruộng làm thật bằng, giống ủ nứt mép, trải đều ở nơi khô thoáng, khi rễ ra 2 phần 3 hạt giống thì mang ra sạ. Trước khi sạ, ruộng phải xả khô nước để khi kéo công cụ, bánh xe không làm tạt giống. Sạ hàng, trong quá trình cây lúa phát triển rất dễ chăm sóc, dễ tỉa dặm, bón phân; dễ phát hiện bệnh, nếu lúa bị bệnh dễ phun thuốc. Nhờ đó, cây lúa phát triển tốt hơn nên năng suất cho cao đến gần 90 tạ/ha”. Nông dân Lê Văn Viên (49 tuổi) ở thôn Tân Hội làm 8 sào lúa trong mô hình CĐML cho biết thêm: “Toàn bộ sản phẩm được DN bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm thu hoạch 25%. Hiện giá lúa đang hạ, bán khó, nhưng những hộ tham gia CĐML không phải lo đầu ra lại bán được giá cao nên đạt hiệu quả kinh tế”. Theo tính toán của nông dân, chi phí đầu vào của ruộng trong mô hình giảm gần 1,2 triệu đ/ha. Trong khi đó năng suất cao hơn ruộng ngoài mô hình 5 tạ/ha và bán giá cao hơn 25% nên mỗi ha ruộng trong mô hình lãi cao hơn ruộng ngoài mô hình gần 5 triệu đồng. Theo NNVN |
- Cứ nuôi tôm 2 vụ lại xen một vụ nuôi cá đặc sản, nông dân Sóc Trăng bất ngờ đếm tiền nhiều hơn hẳn
- Nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược
- 'Bí kíp' trồng xoài giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng
- Chăn nuôi chả cần nhốt chuồng là chăn nuôi kiểu gì mà bà chủ tha hồ nhặt trứng, bán giá cao?
- Nuôi vịt chuồng lạnh hạn chế rủi ro
- Cái khó ló cái khôn, dân Nghệ An dùng kế hay khiến cây chanh "chết giả" kích thích sai hoa, đậu quả
- 'Bí kíp' để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
- Nuôi vịt xiêm bằng thức ăn tự nhiên, chi phí thấp, hiệu quả cao
- Cầm chắc hơn 1 tỷ/năm là thu nhập của một anh nông dân Đồng Tháp làm phòng đẹp "ru ngủ" ốc đặc sản
- Đây là kiểu trồng cây, nuôi con mới ở Bạc Liêu, nông dân chuyển đổi thành công, thu nhập tốt hơn hẳn