Bỏ tôm, nuôi ốc hương, nông dân miền Tây thu lãi tiền tỉ
Mạnh dạn rẽ hướng Trước khi áp dụng mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, ông Đinh Vũ Hải đã có hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi tôm. Ông kể, quê ở Phú Yên, năm 2000, ông cùng gia đình vào vùng ven biển Sóc Trăng thuê đất nuôi tôm nhưng thất bại nhiều hơn thành công. Năm 2007, ông đến Bạc Liêu tiếp tục thuê đất nuôi tôm công nghệ cao. Sau nhiều năm thắng lớn, ông Hải mua thêm đất, mở rộng diện tích nuôi lên 40 ha.
Tuy nhiên, theo ông Hải, những năm gần đây, môi trường nuôi tôm ô nhiễm nặng nề, tôm bị dịch bệnh kéo dài. Trong khi đó, giá thức ăn, con giống, điện, công nhân, thuốc thú y thủy sản... đều tăng cao. Đặc biệt, giá tôm thương phẩm được xem là sụt giảm thê thảm nhất từ trước đến nay nên nhiều người nuôi tôm công nghệ cao như ông dù trúng lớn, sản lượng đạt cao nhưng vẫn thua lỗ nặng nề.
Đầu năm 2022, ông Hải quyết định ngưng nuôi tôm, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc hương thương phẩm ở nhiều tỉnh thành ven biển trong cả nước. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, tháng 6.2022, ông cải tạo 4 ao nuôi tôm với tổng diện tích 6.000m2 chuyển sang nuôi ốc hương thương phẩm. Giống ốc hương được mua từ Ninh Thuận và Nha Trang. Sau vụ nuôi đầu tiên thành công, ông Hải thu hoạch trên 20 tấn ốc hương. Ốc loại từ 100 - 130.000 đồng/kg, thương lái mua với giá 250.000 - 300.000 đồng/kg; loại 50 - 70 con/kg giá 420.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, với 4 ao nuôi, ông Hải thu lãi hơn 1 tỉ đồng. Nhân rộng mô hình Nhận thấy nuôi ốc hương thương phẩm có nhiều thuận lợi, lợi nhuận cao, đầu năm 2023, ông Hải mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi lên hơn 20 ao. Mỗi ao 1.000m2, thả nuôi 500.000 con giống, mật độ thả nuôi 500 con/m2.
Sau 12 tháng nuôi, ông Hải bắt đầu thu hoạch theo hình thức thu tỉa, chọn những con ốc lớn thu hoạch trước. Với hơn 20 ao nuôi ốc hương, ông Hải ước thu hoạch từ 70 - 100 tấn ốc thương phẩm bán sỉ, lẻ cho nhiều nhà hàng, quán ăn, chợ đầu mối trong cả nước. Ngoài ra, nhiều thương lái mua để xuất sang Trung Quốc. Ông Hải chia sẻ, mô hình nuôi ốc hương thương phẩm có nhiều ưu điểm như: ít công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần, rủi ro thấp, điện, chi phí thức ăn rất thấp. Trong khi thức ăn công nghiệp lên đến 85.000 đồng/kg, ông Hải mua cá, tôm, ghẹ biển tạp với giá chỉ từ 25.000 - 30.000 đồng/kg. Cá, tôm tạp mua về rửa sạch, xay nhuyễn rồi cho ốc ăn. Nhờ tận dụng thức ăn tự nhiên nên chất lượng thịt ốc sạch, dai, giòn, thơm, ngọt, không bị cát, giàu chất dinh dưỡng.
Ông Lê Việt Xô, Phó chủ tịch UBND TP.Bạc Liêu, cho biết mô hình nuôi ốc hương thương phẩm của ông Hải bước đầu đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Ốc hương là đặc sản biển, có giá trị kinh tế cao. Địa phương khuyến cáo người dân ven biển nhân rộng mô hình này nhằm đa dạng hóa đối tượng, hình thức nuôi trồng thủy sản nước mặn. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro, tăng lợi nhuận so với mô hình nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Theo TRẦN THANH PHONG/ THANH NIÊN |
- Một xã thu trên 100 tỷ đồng/năm nhờ trồng bưởi tôm vàng an toàn
- Con vật nuôi này ngồi dày đặc trong bể xi măng, đẻ rõ lắm, anh nông dân Cần Thơ bán con giống, thu 35 triệu/đợt
- Nuôi con động vật rất dễ "nổi giận" ở một nơi của Hậu Giang, nông dân bán 400.000 đồng/kg
- Chàng trai sở hữu 10ha cây ăn quả, hái không kịp bán
- Thu nhập khá từ chăn nuôi và sản xuất phân hữu cơ
- Nuôi cá đặc sản bình dân dưới ao, xúc lên 20 tấn, ông nông dân Nam Định bán 50 triệu/tấn
- Một đại gia nuôi lợn đạt doanh thu hơn 14 tỷ đồng mỗi ngày, đang huy động 1.000 tỷ đồng để nuôi 500.000 con lợn
- Nuôi con đặc sản ngồi hàng đàn trong chuồng heo cũ, một nông dân Ninh Thuận "tự trả lương" tốt
- Mãng cầu xuất ngoại nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ
- Cận cảnh tát ao bắt cá đặc sản to dài bán đắt tiền của một ông tỷ phú Cà Mau