Con vật tên nghe mắc cười, dân Sóc Trăng nuôi thành công dưới tán rừng, "lĩnh lương" 10 triệu/tháng
Mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng đang được nông dân ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) làm rất thành công. Điểm nổi bật của cách làm này là dễ làm và có thu nhập đều mỗi tháng, rất bền vững và đang được ngành nông nghiệp định hướng phát triển nhân rộng trong thời gian tới. Trong thời gian đầu, tham gia mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng, nông dân sẽ được hỗ trợ con giống. Sau đó đem thả ở 1 phạm vi nhỏ và dùng lưới (kết với màng phủ đen) để rào lại, không cho ba khía bò ra ngoài. Theo thời gian, ba khía lớn dần, người nuôi sẽ nới lưới ra. Trong thời gian sinh trưởng, con ba khía sẽ đào hang, tự đi kiếm nguồn thức ăn dưới tán rừng nên không phải tốn chi phí. Đến mùa sinh sản, con ba khía tạo đàn mới rất nhanh và số lượng ngày càng nhiều. Do đó, người dân không cần phải thả con giống ở những thời điểm sau đó. Ông Lâm Văn Hon - thành viên tổ khai thác thủy sản dưới tán rừng ở ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung cho hay, nuôi ba khía dưới tán rừng tạo được nguồn ba khía sinh sản rất nhiều, nhờ vậy, sản lượng ba khía luôn có nhiều và ổn định. Để có ba khía bán, sau 3 tháng thả nuôi, ông Hon cũng như người dân địa phương có tham gia mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng sẽ soi đèn pin, đi bắt bằng tay vào ban đêm hoặc dùng dụng cụ bắt vào ban ngày. Theo đó, việc bắt ba khía bằng tay vào ban đêm cho sản lượng cao hơn. Ông Trần Văn Đực – Tổ trưởng tổ khai thác thủy sản dưới tán rừng ấp Vàm Hồ, xã An Thạnh Nam cho biết, đơn vị được giao 2 ha đất rừng để thả ba khía nuôi. Sau 3 tháng thả nuôi, nơi đây bắt đầu thu hoạch những con lớn để bán (giá ba khía tươi hiện khoảng 60.000 đồng/kg), con nhỏ không bắt, giúp có thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. "Khác với các loại thủy sản khác, nuôi ba khía dưới tán rừng chỉ cần đảm bảo hệ thống lưới rào chắc chắn và giữ lại ba khía cái để sinh sản. Làm được điều này sẽ có thu nhập ổn định " - ông Đực chia sẻ. Theo Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Cù Lao Dung, mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng có thể giúp nông dân thu nhập quanh năm, do ba khía sinh sản liên tục. Ngoài bán ba khía tươi cho thương lái và các điểm du lịch, người dân địa phương còn chế biến thành ba khía muối bán với giá từ 100.000-150.000 đồng/kg. Được biết, huyện Cù Lao Dung có gần 1.800 ha rừng phòng hộ ven biển và hơn 200 ha rừng ven sông đã tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, tập trung ở hai xã: An Thanh Nam và An Thạnh 3. Trong nhiều năm qua, với sự hỗ trợ từ các dự án phi Chính phủ, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều mô hình sinh kế bền vững cho người dân, trong đó có mô hình nuôi ba khía dưới tán rừng. Theo HUỲNH XÂY/ DÂN VIỆT |
Cây đặc sản thấp tè trồng ở Sóc Trăng, bổ ra ruột ngon lạ, cứ 1 cây thu 5-10 triệu/năm
Dân Hà Tĩnh nuôi con được ví như “vàng trắng”, năm nay lại lãi cao, cả làng vui
Nhà vườn canh tác quýt hồng trái vụ nhờ kỹ thuật mới
Nuôi cá nước ngọt kiểu gì mà một ông nông dân Ninh Bình lãi 600 triệu/năm?
Nuôi thành công thứ chim bé gáy rõ hay, hễ đẻ là cản chả kịp, một nông dân Thái Nguyên bán hút hàng
Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'
'Ông trùm' chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
Đây là loại quả ngon "ăn một lần nhớ mãi", bán giá cao, dân Trà Vinh bẻ bao nhiêu cũng bán hết veo
Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
Đất bỏ hoang biến thành "vườn địa đàng", anh nông dân Sài Gòn này bất ngờ cứ hái quả là ra tiền