Trồng lúa Nhật theo quy trình giảm phát thải, đẻ bông nặng trĩu, nông dân một xã ở Kiên Giang thu "tiền tươi"
Độ mặn cao nhất ở sông nào của Kiên Giang, dân nuôi con động vật chủ lực này ứng phó ra sao? Pause
Powered by Trong đó, HTX Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất) là đơn vị được chọn thực hiện mô hình trình diễn thuộc dự án Khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL". Trồng lúa Nhật theo quy trình giảm phát thải, đẻ bông nặng trĩu, nông dân một xã ở Kiên Giang thu "tiền tươi" - Ảnh 1. Mô hình đặt ra mục tiêu xây dựng 100ha lúa chất lượng gạo đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, năng suất bình quân ≥ 6,2 tấn/ha, được cấp mã số vùng trồng, chi phí đầu vào giảm tối thiểu 15% (giống, phân bón, thuốc BVTV, công lao động) so với đại trà. HTX cũng kì vọng xây dựng được 2 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết HTX với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng và phát triển bền vững; hiệu quả kinh tế ≥15% so với sản xuất đại trà, từ đó nhân rộng mô hình ≥ 30% so với tổng quy mô dự án được phê duyệt. Ông Danh Sương, Giám đốc HTX cho biết, mô hình thí điểm được triển khai trên diện tích 50ha, với 10 hộ tham gia. Loại lúa giống gieo sạ là giống lúa Nhật ĐS1 cấp xác nhận 1 của Vinarice. Gieo sạ bằng máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng; Sử dụng phân bón chuyên dùng của BFC; Quy trình quản lý dịch hại much - more - rice sản xuất lúa sạch của BAYER; Liên kết tiêu thụ với Tập đoàn Tân Long... Trồng lúa Nhật theo quy trình giảm phát thải, đẻ bông nặng trĩu, nông dân một xã ở Kiên Giang - Ảnh 2. Sau khi tập huấn, các học viên có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật sản xuất lúa ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất, áp dụng được các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn vào sản xuất, có khả năng áp dụng quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn,... vào nông hộ và tuyên truyền, vận động cho hộ khác cùng tham gia. Bên cạnh đó, HTX Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất cũng đã xây dựng được quy chế quản lý, quy chế hoạt động của mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, HTX đã mở rộng diện tích lên đến 438ha/50ha so với kế hoạch được duyệt (kế hoạch 50ha, thực hiện 438ha). Ngày 27/3, HTX Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất đã tổ chức thu hoạch diện tích lúa trồng theo mô hình. Kết quả cho thấy, năng suất lúa trong mô hình đạt 10,2 tấn/ha, trong khi ngoài mô hình đạt 9,8 tấn/ha. Ông Danh Sương cho biết, quá trình triển khai mô hình, các hộ nông dân tham gia đã áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL theo Quyết định số 145/QĐ-TT-CLT ngày 27/3/2024 của Cục Trồng trọt, áp dụng bón lót phân Biocanxi + Phân hữu cơ: 350kg/ha. Lượng phân đạm bón trong mô hình trung bình 104,5 kg/ha; phân lân giảm 18,2 kg/ha, kali giảm 33,4kg/ha... Theo đó, mô hình đã tiết kiệm được tổng số 112,7 kg phân NPK/ha so với ngoài mô hình, trong khi đó, với việc sử dụng phân Biocanxi bón lót và bổ sung phân hữu cơ giúp gia tăng pH đất ở ngưỡng trên 6.0, giúp vi sinh vật đất phát triển, kích thích cây lúa lên xanh tốt, ít sâu bệnh - là tiền đề cho gia tăng năng suất, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế. Mô hình áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nền tảng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM). Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm và đúng phương pháp). Nhìn chung, tình hình thời tiết trong vụ Đông Xuân 2024-2025 khá thuận lợi và ruộng trong mô hình áp dụng quy trình sạ thưa, bón phân cân đối nên giảm được 3 lần phun thuốc BVTV (1 lần thuốc bệnh và 2 lần thuốc sâu) so ruộng ngoài mô hình. Nông dân tham gia mô hình tuân thủ quy trình quản lý nước ướt khô xen kẽ rất tốt theo quy trình 145 và có sự điều chỉnh cho nhóm giống Japonica (thời gian sinh trưởng 115 – 120 ngày). Theo báo cáo của HTX, tổng chi phí sản xuất trong mô hình là 26.688.450 đồng/ha, thấp hơn 1.871.550 đồng/ha so với ngoài mô hình (28.560.000 đồng/ha). Sở dĩ giảm được nhiều chi phí sản xuất là nhờ HTX đã giảm lượng giống gieo sạ bằng máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng, giảm số lần phun thuốc BVTV, phân bón... Ngay sau khi thu hoạch, lúa được doanh nghiệp bao tiêu, bà con nông dân thu về "tiền tươi thóc thật" khi thấy rõ hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn so với diện tích đối chứng. Cụ thể, hiệu quả kinh tế trong mô hình đạt 55.511.550 đồng/ha, cao hơn 6.686.550 đồng/ha so với ngoài mô hình (48.825.000 đồng/ha). Mô hình có tỷ suất lợi nhuận đạt 208% và gia tăng hơn ngoài mô hình là 37%. Nhờ nông dân tham gia mô hìnnh trong HTX áp dụng đúng quy trình, quản lý nước theo phương pháp ướt - khô xen kẽ tốt nên đã giảm được 13.050 tấn CO2tđ/ha phát thải so với phát thải cơ sở. "Quá trình thực hiện, 100% diện tích chúng tôi áp dụng đồng bộ cơ giới hóa trong gieo sạ, chăm sóc và thu hoạch lúa. Kết quả dự án đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, gia tăng hiệu quả kinh tế. Bà con tham gia mô hình rất phấn khởi nên chắc chắn khi nhân rộng mô hình sẽ có nhiều triển vọng" - ông Sương nói. Theo THIÊN HƯƠNG/ DÂN VIỆT |
Phòng, chống bệnh dại mùa nắng nóng
Một giống ngô nếp mới để nguội vẫn dẻo, nông dân Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên đang rủ nhau trồng
Giống lúa Hưng Long 555 năng suất hơn 10 tấn/ha tại ĐBSCL
Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
Nhân giống và nuôi thành công heo Vân Pa
Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O
Phòng bệnh đàn vật nuôi từ xa
Khoai tây ruột trắng - cơ hội cho vụ đông miền Bắc
Giống lúa OM29 tiềm năng cho phân khúc lúa gạo chế biến
Vietseed chuyển giao quyền khai thác giống lúa Smart 888