Nuôi một loài cá nguồn gốc Đài Loan, cực mắn đẻ, thịt thơm, nông dân ĐBSCL giàu lên nhờ liên kết với doanh nghiệp
Cá diêu hồng (cá điêu hồng) hay còn gọi là cá rô phi đỏ, một loài cá nước ngọt thuộc họ Cá rô phi (Cichlidae) xuất xứ từ Đài Loan, có nguồn gốc hình thành từ lai tạo, thực chất là "con lai" của cá rô phi đen, thịt của hai con cá này có thành phần chất dinh dưỡng như nhau. Ở Việt Nam, vào năm 1990, Trường Đại học Cần Thơ đã nhập một đàn cá diêu hồng về nuôi thử nghiệm, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng của cá diêu hồng với độ mặn, pH, nhiệt độ,... Đến năm 1997, cá diêu hồng được nuôi thương phẩm ở nhiều vùng miền của Việt Nam, đặc biệt nuôi rất phổ biến trong các ao, sông ở vùng ĐBSCL. Do được thị trường ưa chuộng, giá bán cao hơn so với cá rô phi đen nên cá diêu hồng được coi là loài có giá trị kinh tế, định hướng xuất khẩu. Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng yêu cầu tính bền vững và hiệu quả cao, nhiều hộ nông dân ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tìm ra hướng đi mới thông qua mô hình nuôi cá diêu hồng liên kết với doanh nghiệp. Một trong những mô hình tiêu biểu hiện nay là hợp tác giữa nông dân và Công ty TNHH De Heus Việt Nam (công ty con của Tập đoàn De Heus Hà Lan) - nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao.
"Lúc được giá thì lời chút đỉnh, còn khi rớt giá hoặc cá chết nhiều, coi như mất trắng", ông chia sẻ. Ngọn núi nổi tiếng Đồng Nai đã 131 triệu năm tuổi, có hồ nước ngọt nhân tạo đẹp như phim, cách TP HCM khoảng 1h45' đi xe Từ năm 2022, ông Lợi tham gia mô hình liên kết chuỗi giá trị với sự hỗ trợ từ De Heus và hợp tác xã thủy sản địa phương. Mô hình này không chỉ giúp ông tiếp cận nguồn giống cá chất lượng cao, mà còn sử dụng thức ăn chuyên biệt cho cá diêu hồng do De Heus sản xuất, đảm bảo dinh dưỡng và tăng trưởng nhanh. Điểm nổi bật của mô hình là sự đồng hành chặt chẽ từ phía doanh nghiệp. Theo đó, De Heus không chỉ cung cấp cám cho cá mà còn thường xuyên cử kỹ sư thủy sản đến hỗ trợ kỹ thuật, từ cách cho ăn hợp lý, xử lý nước ao, đến phòng bệnh hiệu quả. "Trước đây tôi thường cho cá ăn theo cảm tính, không có định lượng rõ ràng, nay có kỹ sư hỗ trợ, tôi biết chính xác khẩu phần cho cá ăn theo từng giai đoạn, giúp cá lớn đồng đều, thức ăn phát huy hiệu quả và hạn chế ô nhiễm môi trường", ông Lợi nói thêm. De Heus cùng với các đối tác chế biến thủy sản thu mua toàn bộ sản lượng cá diêu hồng đạt chuẩn, giúp nông dân yên tâm sản xuất. Nhờ vậy, thu nhập của gia đình ông Lợi tăng gấp đôi so với trước đây, đạt khoảng 100 – 120 triệu đồng mỗi vụ nuôi 6 tháng. Hướng tới nuôi trồng thủy sản bền vững Ông Nguyễn Văn Thái – đại diện khu vực miền Tây của De Heus – chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn xây dựng một hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản bền vững. Mỗi hộ dân là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị. Việc cung ứng thức ăn sạch, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu đầu ra là cách De Heus góp phần nâng cao đời sống nông dân và bảo vệ môi trường". Mô hình nuôi cá diêu hồng liên kết với De Heus không chỉ là hướng đi mới cho nông dân vùng sông nước mà còn là minh chứng cho thấy khi doanh nghiệp và người dân hợp tác đúng cách, cả hai cùng phát triển. Trước đó, năm 2022, Công ty TNHH De Heus cũng đã đề xuất dự án phát triển chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, với quy mô khoảng 26,8ha. Mục tiêu của dự án là cải thiện khâu sản xuất con giống và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng cá tra tại địa phương. Bà Nguyễn Thu Thủy, Giám đốc Phát triển Bền vững của De Heus Việt Nam và Châu Á cho biết, De Heus bắt đầu hành trình nuôi trồng thủy sản vào năm 2011 tại Vĩnh Long. Từ đó, De Heus đã mở rộng sự hiện diện khắp Việt Nam, Châu Á và Châu Phi. Đến nay, De Heus tự hào là đơn vị dẫn đầu toàn cầu trong ngành thức ăn dinh dưỡng cho cá tra và đứng đầu trong nước về cá biển và cá nước lạnh, với 6 nhà máy sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi trồng Thủy sản toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Vĩnh Long. Các sản phẩm thức ăn chất lượng cao của công ty còn hỗ trợ các loài bản địa như cá rô phi, cá lóc và ếch, giúp bà con tiếp cận với nguồn dinh dưỡng chất lượng cao và nâng cao năng suất chăn nuôi. Nhờ có các nhà máy phân bố ở nhiều địa phương nên dù có nhiều khách hàng nuôi trồng thủy sản ở những vùng sâu vùng xa, song De Heus vẫn nỗ lực cung cấp dịch vụ hỗ trợ tận nơi nhằm đưa ra các giải pháp và tư vấn phù hợp. Trong đó, dịch vụ được khách hàng yêu thích là phòng thí nghiệm di động của De Heus - giải pháp giúp các trang trại chẩn đoán chính xác vấn đề về sức khỏe hoặc dịch bệnh của vật nuôi để kịp thời phòng ngừa và điều trị. Tại Hội nghị Nhà cung cấp 2025 (Supplier Summit 2025) với chủ đề “Nourishing future generations – Nuôi dưỡng thế hệ tương lai”, do De Heus tổ chức mới đây tại TP.HCM, ông Johan van den Ban, CEO De Heus Châu Á & Việt Nam cho biết, là một doanh nghiệp gia đình trong lĩnh vực dinh dưỡng động vật, De Heus mong muốn không ngừng nỗ lực đóng góp vào công cuộc sản xuất thực phẩm an toàn và lành mạnh theo hướng bền vững. Mục tiêu Xanh toàn cầu của De Heus phản ánh tham vọng trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi và thực phẩm bền vững hơn vào năm 2030. Cụ thể, De Heus hướng đến: Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm; Chuyển giao kiến thức và đồng hành cùng người chăn nuôi địa phương phát triển; Xây dựng nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững, trong đó tối ưu hóa nguyên liệu từ địa phương, từ phụ phẩm và từ khu vực không phá rừng; Giảm phát thải khí nhà kính trong phạm vi 1, 2 và 3; Thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động trong toàn chuỗi giá trị... Hồi tháng 3, De Heus và Tổng Công ty Thủy sản Việt Nam (Seaprodex) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) hợp tác trong lĩnh vực tôm và cá tra. Theo thỏa thuận, De Heus và Seaprodex sẽ phối hợp triển khai mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ, cá tra giống và cá tra thương phẩm theo định hướng phát triển bền vững. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước tiến chiến lược, mà còn khẳng định cam kết dài hạn của De Heus trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam. Thông qua thỏa thuận này, De Heus và Seaprodex cam kết đồng hành cùng người nuôi trồng thủy sản Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng tiềm năng xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu. Cá diêu hồng là loài mắn đẻ, đẻ quanh năm. Môi trường nuôi chủ yếu trong ao hoặc lồng bè. Trong ao, sau 1 năm nuôi, cá đạt 200–500g/con; khi nuôi bè cá lớn nhanh hơn (đạt trọng lượng 200–500g/con chỉ 7–8 tháng) và tỷ lệ hao hụt thấp.
Theo THIÊN HƯƠNG/ DÂN VIỆT |
Nuôi con đặc sản bình dân dày đặc ở Hà Tĩnh, bắt cuốn chiếu, bán quanh năm, anh Đài Loan phát tài
Nuôi con động vật hoang dã, ông nông dân Ninh Bình ngồi đút cháo cá cho ăn, bán làm con đặc sản, 1,9 triệu/kg
Chưa từng thấy, loại quả ngoài xơ cứng trong nước thơm, cơm ngon lành này đang tăng giá kỷ lục ở Trà Vinh
Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười
Cây quế giúp bà con dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu
Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch
Kiếm 10 triệu đồng mỗi tháng từ nuôi cheo cheo
Nuôi chim sách Đỏ y như nuôi gà ta ở một nơi của Hải Dương, bán 3,5 triệu/con
Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh