Trồng loài cây gì ra trái chùm, bán quả quanh năm, chăm nhàn mà lời 30 triệu/tháng
Trước khi trồng chanh tứ quý, trên diện tích 0,5 ha đất ruộng của gia đình, chị Đặng Thị Phương chủ yếu trồng lúa. Nhưng chị nhận thấy trồng lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập lại thấp, nhất là những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
Chị Phương cùng bạn bè đi tham quan và học hỏi một số mô hình trồng cây có hiệu quả ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong đó có trồng chanh tứ quý. Nhận thấy cây chanh tứ quý phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở địa phương, dễ trồng, giá bán lại ổn định, năm 2018, chị Phương quyết định chuyển từ trồng lúa sang trồng chanh tứ quý cho đến nay. Chị Phương chia sẻ, hiện tại, vườn chanh tứ quý của chị có hơn 1.200 gốc. Cây chanh tứ quý dễ trồng, phát triển nhanh, chỉ cần trồng khoảng 6 tháng là cây bắt đầu cho trái, có thể thu hoạch. Nhưng để cây chanh tứ quý mang lại giá trị kinh tế lâu dài thì khoảng 1 năm mới cho cây để trái. Mỗi ngày chị Phương thu hoạch đều đặn 100kg trái chanh bán ra thị trường. Chị bán trái chanh tứ quý với giá bán trung bình 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, chị có thu nhập gần 30 triệu đồng/tháng. Không chỉ bán trái chanh, chị Phương còn chiết cành chanh để bán cây chanh tứ quý giống cho những hộ dân có nhu cầu với giá 10.000 đồng/cây. Ngoài ra, chị còn lựa những trái chanh chín làm chanh muối để bán nhằm tăng thêm thu nhập. Hiện, đầu ra chủ yếu cho trái chanh là những người buôn bán nhỏ lẻ trong và ngoài xã. Gia đình chị nhờ đó có thu nhập ổn định, cải thiện. Thấy được hiệu quả từ mô hình trồng chanh tứ quý đem lại nên chị Phương vận động bà con trong ấp cùng trồng. Đồng thời, chị nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm trồng chanh và hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây chanh như tỉa cành, bón phân để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Theo chị Phương, cây chanh tứ quý cho trái quanh năm, năng suất ổn định, trồng trong nhiều năm thì vốn đầu tư sẽ giảm, lợi nhuận năm sau sẽ cao hơn năm trước. Ông Đinh Ngọc Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Trung (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) cho biết, mô hình trồng chanh tứ quý rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Đặc biệt, trong tình hình xâm nhập mặn kéo dài như hiện nay. Do đó, xã sẽ cố gắng vận động bà con trên địa bàn xã nhân rộng mô hình trồng chanh tứ qu này. Theo THÙY TRANG/ CỔNG TTĐT TIỀN GIANG |
Nuôi con vật khó nhìn rõ mắt, một nông dân Hậu Giang hễ bán là dễ như nhai kẹo
Đây là loại vật nuôi đang tăng giá tốt ở các tỉnh ĐBSCL, ở Cần Thơ nhà nào xúc bán là hút hàng
Nuôi tôm trong nhà màng luân canh nhiều loài giảm rủi ro
Nuôi thứ chim có lông đuôi dài nhất trong các loài chim, anh nông dân Hải Phòng "bỏ túi" nửa tỷ/năm
Nuôi gà an toàn sinh học, tạo môi trường tự nhiên để phòng chống dịch bệnh
An Giang - ‘kho báu’ dược liệu của Tây Nam Bộ
Trồng sâm quý trên núi Pù Ring
Một kỹ sư điện ở Thái Nguyên chuyển hướng về quê liên kết nuôi gà, mỗi năm bán ra thị trường 150 tấn, cứ bán 1.000 con lãi 10 triệu
Trồng loại cây cho quả như "kho" chứa vitamin, nhiều nông dân Đà Nẵng có thu nhập khá
Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ