Nuôi lươn kiểu mới ở Hà Tĩnh, làm đơn giản, sản lượng 1 tấn/bể, dân lãi to
Nuôi lươn không cần bùn Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Trần Đài Loan, trú tại thôn Tân Thành, xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hiện đang rất thành công, năng suất cao, giá bán tốt và đầu ra ổn định. “Khi nuôi bằng con giống ngoài tự nhiên, tuy không phải mất tiền mua giống nhưng ngược lại lươn chậm lớn, dịch bệnh nhiều, thời gian nuôi lâu (trên 12 tháng), thu nhập cũng không đáng kể. Tôi đã tìm hiểu trên internet thấy có nhiều mô hình nuôi lươn bằng con giống nhân tạo rất thành công. Tôi đã liên hệ cơ sở để tìm hiểu kỹ hơn, nắm bắt quy trình kỹ thuật cụ thể. Đầu năm 2020, tôi xây dựng 2 bể xi măng, quyết định mua con giống về nuôi thử nghiệm”, anh Loan chia sẻ thêm. Dù thời gian đầu gặp một số khó khăn, nhờ sự chịu khó tìm tòi, học hỏi nên sau khi thu hoạch lứa đầu tiên, nhận thấy mô hình rất có hiệu quả, lươn phát triển tốt, không đủ cung cấp cho khách hàng. Từ 2 bể nuôi thử ban đầu, anh Loan đã mở rộng lên 6 bể. Cuối năm 2024, anh Loan tiếp tục mở rộng thêm 12 bể và sẽ thả lứa giống mới. Kỹ thuật nuôi lươn đơn giản nhưng lãi cao Theo anh Trần Đài Loan, nuôi lươn theo phương pháp này khá đơn giản, ít tốn công chăm sóc và không cần quá nhiều diện tích. Kích thước mỗi bể rộng 8m2, ốp gạch men xung quanh, đáy lát xi măng, bên trong đặt những tấm giá thể bằng lưới nhựa để lươn chui rúc phù hợp với tập tính. Hàng ngày, cần vệ sinh, thay nước cho bể, cho lươn ăn 2 lần. Nguồn nước cung cấp cho các bể nuôi phải sạch, đảm bảo yêu cầu các yếu tố môi trường trong suốt quá trình nuôi. “Giống lươn được nhập về nuôi đã được thuần hóa, quen với sử dụng thức ăn công nghiệp, không sử dụng cá tạp dễ gây ô nhiễm nguồn nước. Hàng ngày, chỉ việc đưa thức ăn xuống bể cân đối theo trọng lượng, mật độ, độ tuổi của lươn. Bên cạnh đó, phải tăng cường thêm sức đề kháng, giảm stress cho lươn bằng cách trộn men tiêu hóa, vitamin C vào thức ăn mỗi ngày”, anh Loan bật mí. Theo anh Loan, để nuôi lươn đạt năng suất cao, tỉ lệ hao hụt thấp cần giữ môi trường nuôi sạch sẽ, đặc biệt không sử dụng hóa chất hay kháng sinh và trước khi cho ăn phải thay nước mới. Nhờ chăm sóc bài bản nên mô hình nuôi lươn không bùn của anh Loan độ hao hụt chỉ khoảng 5-7%. Mỗi bể nuôi rộng 8m2, anh thả 4000 con giống, sau 6-7 tháng nuôi lươn đạt trọng lượng 250- 300gram/con, thu về hơn 1 tấn lươn thương phẩm. “Hiện nay, việc tiêu thụ lươn thuận lợi, lươn được tôi nuôi theo hình thức cuốn chiếu nên có sản phẩm bán quanh năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thành phố Vinh (Nghệ An), hiện số lượng không đủ cung cấp cho khách hàng. Với giá bán dao động từ 110.000-130.000 đồng/kg (tùy thời điểm), 6 bể nuôi, sau khi trừ chi phí mỗi năm đem lại thu nhập cho gia đình trên 250 triệu đồng”, anh Loan nói. Thành công mô hình nuôi lươn không bùn của anh Loan, nhiều thanh niên địa phương cũng như hộ dân đã đến tham quan, học hỏi để áp dụng. Anh Loan cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, và cung cấp thức ăn, con giống chất lượng cho bà con. Trao đổi với PV Dân Việt, bà Phan Thị Lý - Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Giang cho biết: “Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Loan là mô hình duy nhất trên địa bàn xã, là điểm sáng để người dân học tập, làm theo. Đây là mô hình hiệu quả, dễ làm, dễ thực hiện, đầu ra thuận lợi, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân tại địa phương”. Theo LAM HOOIFNG/ DÂN VIỆT |
Nuôi dúi, con động vật thích nằm bóng tối gặm đủ thứ, giúp dân bản này ở Nghệ An giảm nghèo bền vững
Trồng nho công nghệ cao, làm nông nghiệp tuần hoàn, nông dân Hà Nam có tiền tỷ, môi trường tốt hơn
Một xã ở Hà Tĩnh bắt hơn 300 tấn con đặc sản bình dân/ngày, dân kiếm bộn tiền
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp
Nông nghiệp tuần hoàn đã 'bén rễ' ở Đà Nẵng
Thu lãi tiền tỉ từ mận hồng trọng lượng ‘khủng’
Con vật nuôi chủ lực này ở Tây Ninh, "hễ đủ cân đủ lạng" là bán ngay, tránh "đêm dài lắm mộng"
Gà tre, con động vật bé như gà rừng, nuôi như gà ta ở Kiên Giang, bán giá nhà giàu
Con đặc sản môi vàng "khổng lồ" ở một huyện của Ninh Bình, cách làm giàu mới nhất
Cây đặc sản thấp tè trồng ở Sóc Trăng, bổ ra ruột ngon lạ, cứ 1 cây thu 5-10 triệu/năm