Loài cây cảnh mọc dân dã, hương thơm nồng nàn như nước hoa, là vị thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh

Nhắc đến cây cảnh hoa dẻ, người ta sẽ nhớ đến một loài hoa với những cánh hoa vàng lục, cánh rủ xuống nhẹ nhàng. Có người còn gọi nó là dẻ thơm, có lẽ vì mùi thơm nồng nàn của chúng.

Nhưng một điều có lẽ ít ai biết, bản thân cây cảnh hoa dẻ cũng có những tác dụng chữa bệnh. Vậy những tác dụng ấy là gì? Đặc điểm cây cảnh hoa dẻ ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu để được biết thêm về cây cảnh hoa dẻ - vị thuốc trong tự nhiên nhé!

1. Cây cảnh hoa dẻ là cây gì?

Cây cảnh hoa dẻ có tên khoa học là Desmos chinensis. Loại cây cảnh này thường được biết đến với tên gọi là cây dẻ thơm, hoa giổi tanh...

Chúng có chiều cao trung bình từ 1 – 3 m trong điều kiện phát triển tốt. Còn với môi trường khí hậu không thích hợp, cây cảnh hoa dẻ có thể thấp dưới 1 m. Thân và cành dẻ mảnh. Cành non phủ một lớp lông thưa. Sau đó nó trở nên nhẵn, có màu đen và những nốt sần nhỏ.

Loài cây cảnh mọc dân dã, hương thơm nồng nàn như nước hoa, là vị thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh - Ảnh 2.
Cây cảnh hoa dẻ có mùi thơm nồng nàn, đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại cây cảnh nào.

Lá dẻ hình mác hoặc gần thuôn, gốc lá tròn hay hình tim. Lá đơn, mọc so le nhau. Kích thước lá thay đổi, dài khoảng 7 – 17 cm, rộng tầm 3 – 6 cm. Mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông tơ vàng nhạt. Phần cuống lá ngắn và có lông.

Hoa dẻ thơm, màu vàng lục nhạt, mọc đơn độc ở kẽ lá hay đối diện với lá. Lá đài hình mác nhọn, dài tầm 7 – 15 mm, rộng tầm 3 – 4 mm. Lá đài có lông ở mặt ngoài. Hoa Dẻ thường có 6 cánh, dài gấp 6 – 7 lá đài. Cánh hoa thường đồng đều nhau về kích thước và hình dạng. Cánh mỏng, rủ ngược xuống. Lá noãn và nhị nhiều, nhị cao 1,5 cm. Mùa hoa rơi vào tầm tháng 4 – 6.

Phần quả mọng không có lông, khi chín có màu vàng hay đỏ. Quả hình chuỗi dài, mỗi quả gồm 2 – 9 hạt, phân thành các đốt. Các hạt có hình trứng hay gần hình cầu.

Loài cây cảnh mọc dân dã, hương thơm nồng nàn như nước hoa, là vị thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh - Ảnh 3.
Quả của cây cảnh hoa dẻ mọng, hình tròn và có màu vàng và đỏ khi chín.

Cây cảnh hoa dẻ phân bố trên khắp Đông Nam Á, ngoài ra còn ở Ấn Độ, Trung Quốc,…

Ở nước ta, cây phân bố tương đối rộng rãi ở nhiều tỉnh thuộc vùng trung du, núi thấp và đồng bằng từ miền Bắc đến miền Nam. Như các tỉnh: từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa… tới Khánh Hòa, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai….

Đây là loại cây cảnh ưa sáng thường mọc trên các đồi cây bụi hay bờ nương rẫy, ven rừng thứ sinh. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, trong đó có cả đất đồi bị xói mòn mạnh chỉ còn trơ tầng đá ong. Nó cũng thường được trồng trong các đô thị, đường phố, do sự phát triển của lá dày đặc của nó cung cấp bóng mát. Thân cây tương đối mỏng và hệ thống rễ không phá vỡ vỉa hè.

2. Trồng cây cảnh hoa dẻ có khó không?

Hoa dẻ là loại cây cảnh thuộc nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam. Cây cảnh sinh trưởng rất tốt và có thể sống trong nhiều điều kiện nắng nóng hay mưa lạnh dưới 12 độ C. Ngoài việc trồng ngoài sân vườn thì cây hoa dẻ còn có thể trồng làm cảnh trong chậu.

Loài cây cảnh mọc dân dã, hương thơm nồng nàn như nước hoa, là vị thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh - Ảnh 4.
Nếu biết cách chăm sóc thì trồng cây cảnh hoa dẻ không hề khó một chút nào.

Hoa dẻ thường được trồng vào khoảng tháng 11-12 hàng năm hoặc vào đầu mùa xuân khoảng tháng 2-3 là thích hợp nhất. Trồng vào thời điểm quá rét mùa đông cây sẽ chậm lớn và có thể bị chết do quá lạnh.

Đất trồng trồng cây cảnh:

Cây dẻ có thể trồng ở nhiều điều kiện đất khác nhau từ đất thịt, đất mùn và đất đỏ cây cũng phát triển được.

 

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ:

Cây dẻ vốn là cây nhiệt đới nên ưa thích sống dưới ánh sáng dồi dào và nhiệt độ không quá lạnh. Cây có thể chịu được hạn khá tốt cũng như điều kiện thời tiết ẩm ướt và mưa nhiều.

Loài cây cảnh mọc dân dã, hương thơm nồng nàn như nước hoa, là vị thuốc tự nhiên chữa được nhiều bệnh - Ảnh 5.
Cây cảnh hoa dẻ có thể chịu được khô hạn nhưng tốt nhất là cần bổ sung nước đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Làm đất và hố trồng dẻ:

Tùy theo kích thước của cây con mà bạn tiến hành đào hố và làm đất. Thường hố sẽ có kích thước gấp đôi kích thước bộ rễ xòe tròn. Trước khi trồng nhớ bón vào đó một lượng phân chuồng hoai mục và vôi bột khử trùng cho cây. Khi trồng nên tránh trồng sâu nhát là đối với cây trồng bằng mắt ghéo nên để mắt ghép nhô cao khỏi mặt đất nếu không đất có thể bị ứ đọng và cây có thể bị ngộp mà chết

Chế độ tưới nước cho cây cảnh:

Tuy cây dẻ có thể chịu được khô hạn khá tốt nhưng cũng cần được bổ sung nước thật đầy đủ để cây sinh trưởng và phát triển. Cây nếu trồng vào thời tiết nắng hạn cần phải tưới nước hàng ngày cho cây. Sau khi cây dến giai đoạn ra quả cần căn cứ vào tập tính sinh hoạt của cây mà có chế độ tưới nước thật hiệu quả.

Định kì cần làm sạch cỏ cho cây để giúp cây được thông thoáng và phòng ngừa được sâu bệnh hại.

Cắt tỉa cành cây cảnh:

Để tránh hiện tượng cây phát triển quá rậm khiến cành lá không hấp thụ được ánh sáng và hiện tượng ra quả cách năm thì cần phải cắt tỉa định kì cho cây. Mục đích để khống chế sự phân bố các cành chủ yếu và tạo hình dạng cho cây được thông thông thoáng hơn.

Bón phân cho cây cảnh:

Căn cứ vào sức khỏe và đặc tính sinh trưởng của cây mà bạn tiến hành bón phân định kì cho cây. Lượng phân bón chủ yếu là phân chuồng hoai mục, phân xanh và phân chuồng mỗi gốc khoảng 10kg mỗi năm. Thường sẽ bón vào khoảng tháng 6 hàng năm.

3. Trồng cây cảnh hoa dẻ có tác dụng gì?

Cây cảnh hoa dẻ không chỉ có tác dụng tạo bóng mát, lưu hương thơm mà còn được biết đến như một vị thuốc dùng trong Đông Y.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây cảnh hoa dẻ là hoa, lá và rễ. Hoa thường thu hái vào mùa hè, khi hoa mới nở. Hoa lấy về đem phơi nắng nhẹ hay sấy nhẹ cho khô nhưng vẫn giữ được mùi thơm. Còn rễ cây nên thu hoạch lúc cây đã trưởng thành để có lượng hoạt chất dồi dào hơn. Rễ đem rửa sạch đất cát, rồi thái mỏng, phơi hay sấy khô để dùng dần. Lá Dẻ có thể thu hái quanh năm.

Lưu ý bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát. Hoa nên cất trong hũ kín hay bịch cột chặt để không mất mùi. Tránh những nơi ẩm thấp, mối mọt, tránh ánh nắng trực tiếp để không hư hại thuốc.

Theo SEN/ DÂN VIỆT 

Các tin khác