Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 11 - 17/7)

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng; sâu non gây hại nhẹ trên mạ.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Tiếp tục gây hại ở mức độ nhẹ do đang ở cuối lứa 4. Dự kiến trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 5 nở rộ từ khoảng thời gian từ 12 - 20/7, sâu non tuổi ra rộ từ 20/7 đến cuối tháng 7. Sâu non lứa 5 có khả năng phát sinh mật độ cao, trên diện rộng và gây hại trên lúa HT thời kỳ cuối đẻ nhánh đến làm đòng, lúa vụ mùa thời kỳ đẻ nhánh đến cuối đẻ nhánh làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của lúa. Đặc biệt ở lứa 5 có thể có hiện tượng gối lứa do đó thời gian gây hại của sâu non sẽ kéo dài.

- Ốc bươu vàng: Tiếp tục gây hại mức độ hại trung bình, hại nặng trên những ruộng bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khu vực gần ao hồ, đầm lầy chưa được phòng trừ kịp thời.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại tập trung trên lúa XH, HTh sớm giai đoạn làm đòng - trỗ chắc.

- Bệnh lem lép thối hạt phát sinh hại chủ yếu lúa XH giai đoạn trỗ - chắc, hại nặng các giống lúa hạt tròn, vỏ mỏng và trỗ bông trong điều kiện thời tiết nắng nóng xen kẽ có mưa giông.

- Sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại nhẹ trên lúa HT giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng.

- Sâu non đục thân 2 chấm hại cục bộ gây bông bạc trên lúa đòng trỗ và dảnh héo trên lúa đẻ nhánh - làm đòng. -

Bệnh đạo ôn lá phát sinh hại nhẹ rải rác trên lúa HT sớm và lúa rẫy ở Tây Nguyên.

- Chuột: Hại nhẹ trên lúa XH, HT giai đoạn xuống giống - đòng trỗ.

- Ốc bươu vàng: Phân bố trên đồng ruộng theo nguồn nước tưới.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2 - 3, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ. Các tỉnh theo dõi sát diễn biến của rầy nâu trên đồng ruộng để có biện pháp quản lý, không để lây lan sang diện rộng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sang các trà lúa TĐ mới gieo sạ.

- Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa TĐ: Khuyến cáo nông dân vệ sinh tốt đồng ruộng, làm đất, khơi thông thủy lợi nội đồng, tăng cường bơm rút nước hạn chế thấp nhất ngập úng do mưa sau khi xuống giống. - Điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và có thể gia tăng tỷ lệ nhiễm. Vì vậy trên các ruộng đã có bệnh đạo ôn xuất hiện cần tích cực phòng trị bệnh đạo ôn lá, khi phun thuốc đảm bảo nguyên tắc 4 đúng

. - Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, bệnh bạc lá ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh lem lép hạt, chuột ở giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

2. Trên cây trồng khác

- Châu chấu tre tiếp tục phát sinh gây hại tại Sơn La, Bắc Kạn... cần theo dõi và phòng chống kịp thời không để lan sang lúa và rau màu. Châu chấu tre lưng vàng trưởng thành vẫn tiếp tục di chuyển với số lượng lớn từ Lào sang, có nguy cơ lan rộng xuống các bản lân cận của xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. - Sâu đục thân, sâu cắn lá hại ngô; sâu đục thân đậu tương; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy... hại rau có chiều hướng gia tăng, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại. - Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại tăng.

- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại ở các tỉnh ĐBSCL, nặng cục bộ các vườn không phòng trừ nhện lông nhung kịp thời.

- Cây có múi: Diện tích nhiễm nặng bệnh greening đang có xu hướng giảm nhẹ.

- Cây sắn, mía: Bệnh trắng lá mía và rệp sáp bột hồng gây hại tăng ở Phú Yên và Nghệ An. - Cây tre, luồng: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục hại.

CỤC BVTV KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Khi xuất hiện bệnh đạo ôn lá và bệnh đạo ôn cổ bông phun thuốc Beam 75WP đặc trị đạo ôn, có thể kết hợp với thuốc khuẩn Bonny 4SL phòng trừ các bệnh do vi khuẩn cùng lúc (hoặc bộ HAI-BB hay BBC, BBA). Để phòng trừ các nấm bệnh phổ rộng gây lem lép hạt có thể phối hợp Aviso 350SC giai đoạn trước trổ và sau trổ đều. Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun Opulent 150SC hoặc Wellof 330EC. Khi xuất hiện rầy ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha). Ốc bươu vàng phòng trừ bằng cách rải thuốc ốc Honeycin 6GR.

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; nhện đỏ phun Takare 2EC; rầy xanh phun Applaud 10WP. Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; rệp sáp phun Nurelle D 25/2.5EC; nấm hồng phun Vali 5SL. Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bonny 4SL; rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc). Cây thanh long: Phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.

Theo Cục BVTV

Các tin khác