Trồng bầu để ngăn chặn rầy nâu hại lúa

Mạnh dạn chuyển 3.000 m2 đất sang canh tác một vụ bầu và hai vụ lúa/năm, anh Nguyễn Văn Thanh (45 tuổi), xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, Tiền Giang đã ngăn chặn rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa, cắt được mầm bệnh lưu tồn trong đất và thu nhập 1 triệu đồng/ngày từ trồng bầu.\"\"

Anh Thanh thuê nhân công đào đất, lên liếp trồng bầu để hạn chế cỏ dại và mầm bệnh còn lưu tồn trong đất, bằng cách sử dụng màn phủ ny-lông, mua giống bầu lai F1 của một công ty trên TP. Hồ Chí Minh mang về trồng, chăm sóc kỹ lưỡng. Sau 45 ngày, anh thu hoạch trên 10 tấn bầu, bán 2.800 đồng/kg, lãi ròng 20 triệu đồng, trong khi vụ bầu chỉ chiếm thời gian chỉ bằng nửa vụ lúa. Mô hình trồng bầu của anh vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả cao, phù hợp với nông dân ít đất sản xuất và đối tượng xoá đói giảm nghèo. 

Anh Thanh cho biết, lúc trước gia đình anh chỉ có 1.000 m2 đất để trồng lúa nhưng hiệu quả không cao, anh quyết định thuê thêm 2.000 m2 đất để trồng bầu xen giữa hai vụ lúa. Theo anh, trồng bầu có nhiều ưu điểm vượt trội: giá cao, thời gian thu hoạch kéo dài và bán được 1 triệu đồng/ngày trong suốt thời gian thu hoạch. Sau khi thu hoạch vụ bầu thay thế cho vụ lúa xuân hè, anh xuống giống lúa vụ hè thu chính vụ 2008, trước khi nước lũ của vùng Đồng Tháp Mười tràn về khoảng tháng 9/2008. Mô hình trồng bầu giữa hai vụ lúa đã góp phần cải thiện và làm tăng độ phì của đất. Sau thành công của anh, nhiều hộ đã đến học hỏi kinh nghiệm. 

Mô hình này của phù hợp với các gia đình ít đất sản xuất, vươn xoá đói giảm nghèo, đồng thời, thực hiện nghiêm những khuyến cáo của ngành nông nghiệp để cắt đứt mầm dịch bệnh do rầy nâu gây hại và sâu bệnh trên đồng ruộng tấn công mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long./.

chuyennhanong.com.vn

Các tin khác