Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 19 - 25/12)

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc:

Chú ý các dịch hại như ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn trên mạ và các trà lúa ĐX sạ sớm. Sử dụng tổng hợp các biện pháp chống rét cho cây mạ khi cần thiết.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

- Đối với diện tích lúa trỗ - thu hoạch cần chú ý các đối tượng chuột, sâu đục thân, rầy và bệnh đạo ôn cổ bông.

- Đối với lúa ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh - đứng cái - làm đòng cần chú ý chuột, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá nhỏ... phát sinh gây hại từ nhẹ - trung bình.

- Đối với lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh cần quan tâm ốc bươu vàng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, bõ trĩ...

- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa lỡ vụ, lúa ĐX sớm.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu:Trong tuần tới rầy nâu chủ yếu ở tuổi trưởng thành nên cần chú ý: + Đối với lúa ĐX đã xuống giống cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy di trú trên ruộng và có biện pháp che chắn nước kịp thời đối với lúa dưới 20 ngày sau sạ.

+ Những khu vực chuẩn bị xuống giống lúa ĐX cần theo dõi lịch xuống giống ở địa phương, đảm bảo xuống giống né rầy.

Chú ý làm tốt vệ sinh đồng ruộng, áp dụng kỹ thuật canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, “Công nghệ sinh thái” để giảm thiểu tối đa việc phun thuốc đầu vụ, tránh sự bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau. + Áp dụng biện pháp tổng hợp để diệt trừ ốc bươu vàng, chuột ngay từ đầu vụ.

+ Xử lý vôi, bơm và tháo nước rửa đất cho những diện tích bị nhiễm phèn và những diện tích có nguy cơ ngộ độc hữu cơ cao.

- Bệnh đạo ôn lá tiếp tục xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh ở lúa ĐX sớm, bệnh đạo ôn cổ bông hại giai đoạn đòng trỗ ở lúa TĐ - mùa. Ngoài các đối tượng trên, cần theo dõi bệnh bạc lá vi khuẩn trên trà lúa cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, lem lép hạt giai đoạn trỗ - chín.

2. Trên cây trồng khác 

- Cây ngô: + Lưu ý các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn có chiều hướng gia tăng.

+ Hiện tượng lùn cây ngô có khả năng phát sinh trên cây ngô mới gieo, tiếp tục gây hại trên những diện tích ngô nhiễm bệnh chưa được tiêu hủy. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

- Cây rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại có chiều hướng gia tăng, mức độ nhẹ đến trung bình; theo dõi, xác định địa điểm châu chấu tre đẻ trứng để kịp thời tổ chức, thực hiện phòng chống.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ giảm nhẹ và bệnh chết nhanh, chết chậm có xu hướng tăng.

- Cây cà phê: Bệnh khô cành giảm về diện tích nhiễm bệnh.

- Cây thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu giảm nhẹ.

- Cây mía: Bệnh trắng lá mía có xu hướng giảm nhẹ

- Cây nhãn: Chổi rồng giảm nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

CỤC BVTV KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Rầy nâu mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12kg/ha); sâu cuốn lá nhỏ phun Altach 5EC hoặc Wellof 330EC; ốc bươu vàng rải thuốc ốc Honeycin 6GR (5kg/ha). Bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phun Beam 75WP. Nếu xuất hiện bệnh bạc lá do vi khuẩn có thể kết hợp với thuốc trừ khuẩn Bonny 4SL (hoặc bộ HAI-BB); nấm bệnh gây lem lép hạt có thể phối hợp Aviso 350SC giai đoạn trước trổ và sau trổ đều (hoặc bộ HAI-BBA).

Cây rau màu:

Trừ sâu khoang, sâu xanh bằng Atabron 5EC (1 lít/ha). Cây thanh long: Phun phòng định kỳ bộ ba trừ đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI để phòng trừ nấm bệnh tấn công cành và trái. Cây tiêu: Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm bằng nhóm sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL ngay trong mùa mưa và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ. Cây cà phê: Bệnh khô cành phun Carbenda Supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; rệp sáp, rệp vảy xanh phun Nurelle D 25/2.5EC (1 - 1,5 lít/ha).

Theo Cục BVTV

Các tin khác