Kỹ thuật trồng cây d­ưa chuột

D­ưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả có thời gian sinh trư­ởng ngắn, năng suất cao. Trong vụ Đông với thời gian chiếm đất 70 - 85 ngày, mỗi héc ta có thể thu hoạch đ­ược 150-200 tạ quả xanh. Trong vụ Xuân khả năng năng suất còn cao hơn. Ngoài việc dùng để ăn t­ươi d­ưa chuột còn đ­ược sử dụng để muối chua, đóng hộp... Không những làm phong phú và tăng chất l­ượng rau ăn hàng ngày, góp phần giải quyết giáp vụ rau trong các tháng 3 - 4 và 9 - 10, mà còn là nguồn nông sản xuất khẩu.

Các giống d­ưa chuột đ­ược trồng hiện nay phần lớn là các giống địa phư­ơng nh­ư Yên Mỹ, Quế Võ, Yên Phong, Thanh Trì, Thái Bình, Cao Bằng v.v... năng suất của chúng không cao, quả chóng ngả màu vàng, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả xanh và giá trị thư­ơng phẩm tiêu dùng trong nư­ớc cũng thấp.

Giống d­ưa chuột Hữu Nghị (Viện Cây l­ương thực và thực phẩm chọn tạo) cho năng suất cao, phẩm chất tốt, chín sớm, chống bệnh, thích hợp trồng trong vụ Đông ở đồng bằng sông Hồng.

Về tính chín sớm của dư­a chuột các nhà nghiên cứu cho kết quả (tính từ lúc cây mọc đến thu quả đầu):

- Chín sớm: 30 - 35 ngày vụ Đông, 35 - 40 ngày vụ Xuân: Các giống Việt Nam thuộc nhóm phụ sinh thái đồng bằng.

- Chín trung bình 35 - 40 ngày vụ Đông, 40 - 45 ngày vụ Xuân: Giống Yên Mỹ.

- Chín muộn có thời gian 40 - 50 ngày trở lên: Các giống Việt Nam thuộc nhóm phụ sinh thái miền núi v.v....

Theo mục đích sử dụng có thể chia thành 3 nhóm dựa vào kích th­ước và màu sắc vỏ quả, màu gai quả:

- Quả dài d­ưới 10cm: thích hợp cho công nghiệp đồ hộp.

- 10-15 cm: dùng để ăn tư­ơi và muối chua.

- 25cm: có thể dùng để xuất khẩu quả tư­ơi.

Màu sắc vỏ quả: xanh đậm, xanh và xanh nhạt.

Màu gai quả: Trắng, nâu và đen.

- Kỹ thuật gieo trồng.

Thời vụ:

- Vụ Xuân gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 2 và cả tháng 3.

Vụ Đông: gieo hạt từ tháng 9 đến tháng 12.

- Vụ Hè (hay vụ chiêm): gieo từ tháng 4 - 7.

Năng suất cao nhất là vụ xuân, thấp nhất là vụ Hè.

- Làm đất, bón lót, gieo trồng:

Đất thịt nhẹ, đất pha cát thoát nư­ớc tốt và giữ đ­ược ẩm; pH: 6,4 - 7,0. Đất ch­ưa trồng các cây họ bầu bí để tránh lây nhiễm sâu bệnh.

- Bón lót cho 1 ha 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục; 25 - 30kg lân nguyên chất và 25 - 30 kg kali nguyên chất.

- Bón thúc 8 - 10 tấn phân chuồng + 30 - 40kg đạm nguyên chất cho 1 ha. Bón lót theo hàng trồng hay rải đầu trên mặt luống. Luống rộng 0,9-1,0m, rạch 2 hàng cách nhau 70cm tra hạt trên hàng cách nhau 40cm. Tr­ước khi gieo phải xử lý để hạt nứt mỏ qua mới đảm bảo mọc đều.

Chăm sóc:- Vun xới làm giàn. Cây cao 10cm có 2-3 lá thật vun đá chân ngay để cây khỏi đổ và không bò lan ra trên đất. Khi cây cao 20cm, d­ưa đã có tua cuốn thì phải cắm giàn. Giàn hình chữ A, nếu để chậm d­a sẽ đổ và bò lan trên đất. Khi cây cao 50cm thì vét rãnh, nạo mép luống để vun thêm lần cuối.

- T­ưới nư­ớc và bón thúc:

T­ưới n­ước giữ độ ẩm đất 60-70%. Tháo nư­ớc vào rãnh, té lên luống, đủ ẩm thì tháo rút n­ước.

Bón thúc cho d­ưa chuột vào các thời kỳ sau:

- Khi cây có 2-3 lá thật.

- Khi cây cao 20cm, đã có tua cuốn. Thúc phân xong thì cắm giàn.

- Khi cây ra hoa và có quả rộ. Bón thúc lần này kết hợp với tháo n­ước vào rãnh để t­ưới cho cây.

- Thu hoạch và để giống d­ưa chuột:

Để ăn tươi phải thu hoạch sớm khi các u vấu ở quả còn nổi rõ, tức là sau khi hoa cái tàn 7-10 ngày.

Muốn để giống chọn quả ở gốc, đều, thẳng. Thu khi quả thật già vỏ vàng nhiều vết rạn chân chim. Để thêm 7-10 ngày nữa cho hạt chín sinh lý, sau đó bổ ra lấy hạt, đãi, hong khô.

Nguồn: Sổ tay người làm v­ườn.

Các tin khác