Ðể cây dừa cho năng suất cao
Cây dừa được trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL và duyên hải Nam Trung bộ, tuy nhiên do trồng không đúng kỹ thuật, không chăm sóc nên năng suất không cao, gây thất thu và lãng phí lớn, nhất là khi giá dừa tăng cao như hiện nay. KS. Phạm Thị Lan (Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu) cho biết, để cây dừa cho năng suất và đạt hiệu quả cao, cần lưu ý từ khâu trồng đến chăm sóc. Cây dừa có thể thích ứng với nhiều loại đất như cát, cát pha, thịt, sét… Trồng tốt nhất trên đất cát pha (pH 5,5 - 6,5), với vùng đất nhiễm phèn, đất phải có tầng canh tác ít nhất 50 cm. Vùng duyên hải Nam Trung bộ đất trồng dừa thường là đất cát hoặc cát pha nên phải đào hố và bón lót phân hữu cơ để tăng độ mùn và khả năng giữ ẩm, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây. Mật độ trồng phụ thuộc vào giống, kỹ thuật trồng và đất. Nhóm dừa cao khoảng 143 cây/ha, dừa lai 160 cây/ha, dừa lùn khoảng 200 cây/ha. Đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa và tùy thuộc việc có trồng xen hay chỉ chuyên canh dừa. Theo hướng dẫn của KS. Lan, hố trồng dừa, nếu đất thịt pha cát là 50 x 50 x 60 cm, đất sét pha thịt là 60 x 60 x 60 cm. Lớp đất mặt khi đào hố để riêng, trộn vào phân hữu cơ cho xuống hố trở lại. Dưới đáy hố cho lớp mụn xơ dừa, kế là lớp đất mặt trộn phân hữu cơ, vôi bột và phân lân. Trên cùng là lớp đất mặt mỏng lấp hố. Nếu đất có phèn nên bón vôi trước xuống đáy hố. Đào hố trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Hỗn hợp cho xuống hố, nếu là đất cát, cát pha thì 20 - 30 kg mụn dừa + 30 kg phân hữu cơ/hố. Nếu đất thịt, đất phù sa không nhiễm phèn thì 15 - 20 kg mụn dừa + 15 - 20 kg phân hữu cơ/hố. Đất nhiễm phèn cho 15 - 20 kg mụn dừa + 10 - 20 kg phân hữu cơ + 5 - 10 kg vôi bột + 1,5 kg super lân/hố. Trong quá trình trồng đảm bảo không làm đọng, tổn thương hay đứt rễ, vận chuyển xa đảm bảo. Nếu cây ươm trực tiếp trên đất, sau khi bứng phải trồng ngay, đặt cây con xuống hố và bón phân hóa học trộn chung với lớp đất mặt chung quanh trái, lấp đất ngang mặt trái. Để đảm bảo cây dừa phát triển tốt và khả năng cho trái sớm, cần áp dụng phân bón cho dừa ít nhất 2 lần/năm. Cây 1 năm tuổi (150 g urê + 200 g super phosphat + 200 g KCl), cây 2 năm tuổi (300 g urê + 400 g super phosphat + 300 g KCl), cây 3 năm tuổi (500 g urê + 600 g super phosphat + 400 g KCl), cây 4 năm tuổi (700 g urê + 800 g super phosphat + 600 g KCl), cây 5 năm tuổi (1 kg urê + 1,2 kg super phosphat + 800 g KCl), cây trên 5 năm tuổi (750 g urê + 900 g super phosphat + 600 g KCl + phân hữu cơ vi sinh). Dừa lai lượng phân phải tăng 1,5 lần. Có thể bón trên bề mặt, xới đất lấp lại hay đào rãnh xung quanh cách gốc 2 m, sâu 15 - 20 cm, bón xong lấp lại hay đào 4 - 8 hốc nhỏ cách gốc 1 m, bón xuống, lấp đất lại. Cùng một lượng phân, bón nhiều lần sẽ cho năng suất cao hơn. Theo KHPT
|
- Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi
- Trồng thành công loài hoa lạ mang tên Ngót Nghẻo-quốc hoa của đất nước Zimbabwe ở Đà Lạt
- Lưu ý khi trồng nấm rơm trong nhà
- Kỹ thuật trồng mai
- Mách chị em cách trồng rau ngót Nhật lớn siêu nhanh, non mơn mởn
- Trồng cây chanh vàng Mỹ và cách xử lý ra hoa đậu trái sai trĩu cành
- Tuyệt chiêu ghép hoa hồng nhiều màu đẹp rực rỡ bằng kỹ thuật đơn giản
- Kỹ thuật trồng hoa lan không cần đất hoa nở đẹp ngỡ ngàng
- Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất vượt trội
- Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm cho quả sai trĩu cành quanh năm