Nuôi thả heo rừng
Khi bắt đầu nuôi heo rừng, ông Phi (50 tuổi, thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, H.Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm, lại không hiểu được đặc tính, cách ăn uống, sinh đẻ của con vật này. Với bản tính chịu thương, chịu khó, ông tự lên mạng mày mò, tìm tòi, học hỏi để tìm ra hướng chăm sóc tốt nhất và đã thành công. Sau khi xây dựng chuồng trại, ông đã đích thân ra Đà Nẵng mua 10 con heo nái rừng giống đã được thuần chủng với giá 15 triệu đồng, về nuôi theo phương thức thả tự nhiên. Sau gần 2 năm, đàn heo rừng của ông đã được nhân lên thành 100 con. Xuất bán lứa đầu tiên 60 con, ông thu về hơn 300 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Bạn đọc muốn học hỏi kinh nghiệm nuôi heo rừng của ông Phi, có thể liên hệ qua số điện thoại: 01695213170
Thế nhưng, năm 2010 đợt dịch huyết trùng cấp tính đã làm chết 43 con trong tổng đàn 52 con heo rừng của ông, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ông chia sẻ: “Xảy ra đợt dịch bệnh năm ấy là do mình chủ quan, nghĩ rằng giống heo rừng có sức đề kháng cao nên mình không quan tâm chăm sóc, tiêm phòng ngừa dịch bệnh. Nên từ một con bị bệnh chúng lây lan cho nhau, dẫn đến cả đàn heo rừng nhiễm bệnh rồi chết dần”. Sau sự cố đó, ông Phi chủ động hơn trong việc chăm sóc cũng như phòng ngừa, đầu tư gây dựng lại đàn heo. Lúc cao điểm, số lượng heo tại chuồng của ông lên đến hơn 150 con. Cũng theo ông Phi, một con heo rừng từ khi nuôi đến khi xuất bán thương phẩm 7 - 9 tháng, trọng lượng đạt 35 - 40 kg. Còn heo giống nuôi khoảng 3 tháng, trọng lượng 8 - 10 kg là có thể xuất bán. Hiện nay, đàn heo rừng của gia đình ông Phi có 43 con, trong đó có 7 nái đang thời kỳ sinh sản. “Heo rừng là loại động vật hoang dã, dễ nuôi nên tôi tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ tự nhiên, như rau lá, khoai lang, chuối cây, rau muống, lục bình... để giảm chi phí trong quá trình nuôi. Thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ hơn 10%, còn lại gần 90% là phụ phẩm tự kiếm tại địa phương và gia đình trồng”, ông Phi chia sẻ và cho biết thêm, để đảm bảo đầu ra cho heo rừng luôn ổn định, ông còn hợp tác làm ăn với một số hộ dân, bằng cách cung cấp giống nuôi rồi bao tiêu sản phẩm. “Ở vùng đồi núi khô cằn này, nếu không phát triển chăn nuôi, trồng rừng thì không biết làm gì để sống cả. Từ khi nuôi heo rừng, gia đình tôi đã có nguồn thu nhập khá, cuộc sống ổn định hơn. Với số lượng heo nái đang trong thời kỳ sinh sản, ước tính cuối năm nay gia đình tôi có gần 100 con heo rừng có thể cung cấp ra thị trường”, ông Phi vui vẻ nói. Thấy mô hình nuôi heo rừng của ông Phi có hiệu quả, nhiều hộ dân ở địa phương cũng đã làm theo và nhờ đó vươn lên thoát nghèo. Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, cho biết: “Sắp tới, địa phương sẽ quy hoạch các hộ chăn nuôi này để thành lập tổ hợp tác chăn nuôi heo rừng Tam Lãnh. Đây là nơi để các hộ dân như ông Phi chia sẻ kinh nghiệm với nhau, đặc biệt là hướng tới xây dựng một thương hiệu để ổn định chắc chắn đầu ra”. Theo Mạnh Cường/ Thanh Niên |
- Những lưu ý khi nuôi heo nái
- Những lưu ý khi nuôi heo nái
- Kỹ thuật chăm sóc thỏ sơ sinh đạt tỷ lệ sống cao
- Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái
- Bí quyết nuôi thỏ sinh sản
- Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa đúng cách
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau khi tách mẹ
- Giải quyết vấn nạn trâu bò chết trong mùa lạnh
- Chăm sóc lợn con sau sinh
- Cách chữa trị dê chướng bụng