Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa đúng cách
Trong chăn nuôi bò sữa, công tác chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là yếu tố chính quyết định tới năng suất sữa. Thêm vào đó cần có sự đầu tư về chuồng trại, cách chăm sóc hay phòng bệnh hiệu quả giúp cho bò sữa luôn khỏe mạnh. Chọn giống Chăn nuôi bò sữa con giống quyết định sản lượng sữa tới 40%. Thức ăn 30% và cách nuôi dưỡng chăm sóc 30%. Do đó, khi chọn bò giống, ta chọn những con không bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ vào những tiêu chuẩn như con giống to, khỏe, bầu vú rộng, cần đối...
Triệu trứng động dục Nuôi bò sữa phải để ý thấy bò ít ăn, giảm sữa, thường nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên. Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần đó là lúc trứng rụng. Động dục Xác định thời điểm phối giống, thời gian rụng trứng: 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục còn tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái 12-18 giờ. Vì vậy ta phải phối giống cho bò 2 lần để rào trước, đón sau, tức là lúc bò chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sẩm. Phối giống Có nhiều người thường cho bò sữa phối giống trực tiếp là cho bò đực nhảy nhưng phương pháp này thường ít lấy được giống tốt và hay bị lây truyền bệnh đường sinh dục. Do đó nên dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẳn đưa vào tử cung bò. Với phương pháp phối giống nhân tạo chúng ta có thể chọn giống theo đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra đàn con có chất lượng tốt. Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa và cách chăm sóc Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa khá phức tạp và mất nhiều thời gian chăm sóc bởi đây là thời kỳ quan trọng nhất quyết định đến chất lượng nguồn sữa cũng như sức khỏe của bò. Do đó cần phải đặc biệt chú ý tới nguồn dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc sao cho bò luôn được khỏe mạnh.
Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày, cũng có nhiều trường hợp chênh lệch lên xuống 5-6 ngày. Khi bò cái chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh đẻ cần tách khỏi đàn 15 ngày trước khi đẻ, sau đó theo dõi thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời nếu có biến cố xảy ra. Khi bò sữa đã đẻ phải thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để tránh tình trạng xảy ra viêm nhiễm. Cách vắt sữa Những ngày đầu bò mới đẻ thường thường bầu vú còn cứng. Để vắt sữa ta phải lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm lại đồng thời tăng cường xoa bóp bầu 3 - 4 lần/ngày cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn. Việc làm này phải được thực hiện thường xuyên và liên tục trong vòng 10 ngày kể từ khi bò đẻ. Nếu quan sát thấy sữa bò vắt có màu hồng ta phải giảm bớt lượng thức ăn tinh. Phòng bệnh Khi nuôi bò sữa khâu chăm sóc cũng như phòng bệnh vô cùng quan trọng. Bởi động vật này thường bị bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng... Vì thế để đảm bảo chúng luôn được khỏe mạnh thì từ khâu thức ăn cho đến chuồng trại phải luôn sạch và an toàn. Thức ăn không bị thối, chua, mốc, nước uống sạch, không dùng nước có nguồn bệnh dịch. Ngoài ra, cũng cần tắm cho bò thường xuyên, định kỳ phun thuốc diệt ve cho bò và tiêu độc định kỳ mỗi tháng 1 lần bằng vôi sống, Formol hoặc Sút. Chuồng phải luôn khô ráo, sạch sẽ. Theo An Dương/ VietQ |
- Những lưu ý khi nuôi heo nái
- Những lưu ý khi nuôi heo nái
- Kỹ thuật chăm sóc thỏ sơ sinh đạt tỷ lệ sống cao
- Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái
- Bí quyết nuôi thỏ sinh sản
- Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con sau khi tách mẹ
- Giải quyết vấn nạn trâu bò chết trong mùa lạnh
- Nuôi thả heo rừng
- Chăm sóc lợn con sau sinh
- Cách chữa trị dê chướng bụng