Kỹ thuật trồng cây Nguyệt Quế xanh tốt và ra hoa quanh năm
Nguyệt Quế thuộc cây thân gỗ nhỏ, cao từ 2- 8m. Cây có thân nhẵn và cành lá cong nên rất được ưa chuộng uốn bonsai. Hoa của cây màu trắng đục, có mùi thơm thoang thoảng. Cây mang nhiều ý nghĩa như đem đến sự vinh quang, niềm tin chiến thắng... Chính bởi ý nghĩa này mà cây Nguyệt Quế thường được trồng làm cảnh trong chậu, trồng làm hàng rào sân vườn, trồng làm cây cảnh công trình tạo cảnh quan đô thị, công viên, cơ quan, trường học... Đất trồng cây Nguyệt Quế Đất trồng thích hợp nhất cho cây Nguyệt Quế là đất phù sa, sơ dừa, mùn trấu trộn cùng với phân chuồng.
Kỹ thuật trồng cây Nguyệt Quế Trồng cây Nguyệt Quế có tới 4 phương pháp nhân giống là chiết cành, giâm cành, ghép mắt, gieo hạt. Trong 4 phương pháp này thì đa phần người trồng thường dùng phương pháp ghép mắt còn phương pháp gieo hạt không thông dụng vì lâu và tỷ lệ nảy mầm không cao. Đối với phương pháp ghép mắt hiện nay được nhiều người lựa chọn bởi đơn giản, nhanh phát triển. Đầu tiên cần chọn gốc ghép mọc thẳng, không nhiễm sâu bệnh, không bị dị dạng. Nhánh ghép phải đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh, chọn những nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa phải. Lưu ý, mắt ghép phải nhỏ hoặc vừa với miệng ghép, tránh trường hợp bị bầm dập. Nếu dùng phương pháp chiết cành nên chọn những cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đã ra hoa được 1 -2 năm. Sinh trưởng tốt và mọc ở vị trí ngoài trảng. Phương pháp giâm cành thì cũng cần sử dụng những đoạn cành bánh tẻ và các yếu tố sinh học để kích thích sự ra rễ mới. Bạn cần chọn được những cành bánh tẻ, vừa mới sinh trưởng ổn định, vỏ cành đang chuyển sang màu nâu hoặc xám. Dùng kéo sắc cắt bỏ phần chồi bên trên cành. Sau đó chuẩn bị hom, cắt cành xong cần giâm ngay vào các hom. Nên cắt vào những ngày râm mát, hoặc nắng nhẹ. Nên cắt giâm cành từ tháng 6 – tháng 8. Chăm sóc cây Nguyệt Quế Cũng giống như nhiều loại cây cảnh khác, nước luôn là yếu tố hàng đầu giúp cây phát triển. Cây Nguyệt Quế cũng vậy, cần đảm bảo độ ẩm thường xuyên tuy nhiên cũng không nên tưới quá nhiều. Việc bón phân theo định kỳ giúp cây đủ chất dinh dưỡng phát triển tốt cũng cần lưu ý. Để có cây Nguyệt Quế đẹp cần thường xuyên cắt tỉa cành nhánh cho cây mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa, tháng 2 lần vào mùa nắng. Việc cắt tỉa nhằm mục đích tạo dáng đẹp cho cây, tạo tán hình tháp hoặc tròn tùy vào sở thích của từng người. Phòng trừ sâu bệnh cho cây Nguyệt Quế Trồng cây Nguyệt Quế nên lưu ý tới một số bệnh như loét do vi khuẩn, bệnh thối gốc. Triệu chứng ban đầu của bệnh loét do vi khuẩn xâm nhập là những vết nhỏ, sũng nước có màu xanh đậm sau đó biến đổi thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên ở trên mặt lá, hoặc vỏ quả. Khi phát hiện cần cắt lá, loại bỏ quả để tiêu hủy cành bệnh. Bệnh thối gốc chảy nhựa do một loại nấm có tên là Phytopthora sp gây nên. Triệu chứng ban đầu là phần thân gốc bị úng nước, thối và biến dạng, sau đó nứt dọc thân, chảy ra mủ có mùi hôi. Gây ra hiện tượng vỏ rễ bị thối, rất rễ tuột, lá bị vàng úa, rễ con không sinh trưởng được. Khi phát hiện bệnh cần ngăn chặn bằng thuốc tím hoặc các loại thuốc như Captan 75 BTN, Copper Zinc, Aliette 80 BHN…. Ngoài ra cây cũng có thể mắc bệnh rầy chổng cánh. Chúng sẽ thực hiện chích hút dinh dưỡng từ các chồi non, kìm hãm sự phát triển của cây làm cho những chồi non bị chết dần chết mòn. Với loại bệnh này cần phải phòng trừ bằng thuốc Polytrin P 440EC. Theo An Dương/ VietQ |
- Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi
- Trồng thành công loài hoa lạ mang tên Ngót Nghẻo-quốc hoa của đất nước Zimbabwe ở Đà Lạt
- Lưu ý khi trồng nấm rơm trong nhà
- Kỹ thuật trồng mai
- Mách chị em cách trồng rau ngót Nhật lớn siêu nhanh, non mơn mởn
- Trồng cây chanh vàng Mỹ và cách xử lý ra hoa đậu trái sai trĩu cành
- Tuyệt chiêu ghép hoa hồng nhiều màu đẹp rực rỡ bằng kỹ thuật đơn giản
- Kỹ thuật trồng hoa lan không cần đất hoa nở đẹp ngỡ ngàng
- Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất vượt trội
- Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm cho quả sai trĩu cành quanh năm