Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất vượt trội

Mít nghệ cao sản là giống mít bản địa quen thuộc với người Việt Nam. Mít cho múi dày, giòn và có vị ngọt thanh, không chỉ thích hợp để ăn chín mà còn rất thích hợp để làm mít sấy khô, vì vậy rất dễ tiêu thụ trên thị trường. Đặc biệt, giống mít này vượt trội không những về năng suất mà kỹ thuật trồng cây khá đơn giản.

Thời vụ trồng cây mít nghệ

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây mít nghệ là vào đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.


Kỹ thuật trồng cây mít nghệ cao sản năng suất cao. Ảnh minh họa

Đất trồng cây mít nghệ cao sản

Một đặc điểm khá thuận lợi cho người trồng mít nghệ đó là cây mít có rễ cắm sâu vào đất, có thể trồng trên mọi địa hình và có tính chịu gió, chịu hạn tốt. Nó trồng được ở vùng đất nghèo dinh dưỡng và điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Chỉ trừ vùng đất ngập úng, quá phèn hay mặn.

Tiêu chuẩn giống cây trồng

Tiêu chuẩn giống cây mít nghệ cao sản có đường kính gốc lớn hơn 0,8cm cao hơn 30cm (kể từ vết ghép). Bộ rễ phát triển mạnh, lá đang giai đoạn già. Vết ghép tiếp hợp tốt.

Kỹ thuật trồng mít nghệ cao sản

Mít là loại cây dễ tính được trồng nhiều nơi. Nếu trồng đại trà thì phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật thích hợp để chi phí đầu tư thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đất cằn cỗi nên trồng dầy, đất tốt nên trồng thưa.

Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt. Nếu có ý định trồng mít nghệ với mật độ dầy thì nên để cách cây 5m, hàng cách hàng 6m.

Chăm sóc cây mít nghệ

Chăm sóc cây mít nghệ cao sản cần phải chú ý tới việc tưới nước trong thời gian mới trồng. Nếu tưới quá ngập gây úng, để khô cây dễ héo tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tưới 2-3 ngày/lần, sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần nhưng ở mức vừa phải. Nên chú ý kiểm tra gốc cây nào đọng nước thì phải đắp mô ở gốc, hoặc thoát nước chậm thì phải làm mương tiêu nước kịp thời.

Mít nghệ ra trái quanh năm, nhưng chỉ để hai vụ/ năm, phải tỉa bỏ những trái đầu cành và trên thân cao để cây có thời gian nghỉ ngơi. Thông thường cây cao khoảng 1m trở lên thì bắt đầu cắt tỉa, trong giai đoạn đầu cắt tỉa tạo tán 2-3 lần/năm, giúp cây phát triển cân đối.

Việc bón phân cho cây mít khá quan trọng vì nếu không bón dù cây vẫn sống nhưng chậm phát triển, ra hoa muộn, ít hoặc không có quả và nếu có quả chất lượng cũng thấp, dễ phát sinh sâu bệnh.

Theo An Dương/ VietQ

Các tin khác