Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống và nuôi bào ngư
MỞ ĐẦU Bào ngư là một loài hải sản quý hiếm, thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ có thể dùng làm dược phẩm. Ở Việt Nam, ngư dân chủ yếu khai thác bào ngư từ tự nhiên, vì vậy, sản lượng bào ngư giảm sút rất nhiều. Do đó, việc nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống và nuôi bào ngư là hết sức cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Ðối tượng nghiên cứu Bào ngư Haliotis diversicolor. 2. Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu Tại Quảng Ninh: Lạch Miều (1994), Cát Giá (1996), đảo Quan Lạn (1997 - 1998). 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nuôi bào ngư và nghiên cứu các đặc điểm sinh học Bào ngư khai thác ngoài tự nhiên, được phân theo các kích cỡ 3-5cm và 7-9cm. Nhốt từ 30 50 cá thể trong mỗi ống plastic dài 40cm, đường kính 12-15cm, hai đầu ống đều bịt lưới. Treo ống ở dưới bè hoặc giàn tre, gỗ. Cứ 3 ngày, cho bào ngư ăn rong biển một lần. Hằng tháng, tiến hành xác định các chỉ số sinh học: Tỷ lệ sống, tốc độ tăng chiều dài và khối lượng thân. 3.2. Nghiên cứu sinh sản - Sản xuất giống bằng sinh sản nhân tạo Quá trình phát triển tuyến sinh dục của bào ngư bố mẹ được chia thành 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: giai đoạn nghỉ; - Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển; - Giai đoạn 3: giai đoạn thành thục. Phương pháp kích thích bào ngư sinh sản: Dùng phương pháp tăng, giảm nhiệt độ nước, kết hợp với chiếu tia cực tím trong thời gian ngắn sẽ kích thích bào ngư đẻ trứng, phóng tinh. 3.3. Thức ăn nuôi ấu trùng bào ngư Thức ăn nuôi ấu trùng Veliger và Juvenile là các loài tảo khuê sống bám thuộc 2 giống Navicula và Nitzchia. 3.4. Bón phân và thay nước Bón phân theo công thức: KNO3: 60 mg/l; NaHPO4: 10 mg/l; NaSiO3: 40 mg/l; FeCl3: 2 mg/l. Thời gian thay nước và bón phân 3-5 ngày một lần. 3.5. Công tác khác Chiếu sáng với cường độ từ 1.500-3.000 lux. Hai lần/ngày, vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều, tiến hành theo dõi các yếu tố của môi trường nước như nhiệt độ, độ mặn, độ pH. Tính tốc độ tăng khối lượng thân và giá trị trung bình theo phương pháp thống kê sinh học thông thường. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Sản xuất giống bào ngư 1.1. Quy định chung Quy trình sản xuất giống bào ngư H.diversicolor được xây dựng trên những kết quả nghiên cứu từ năm 1992-1995 của đề tài KN04-07 và năm 1996-1998 của đề tài cấp ngành do Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì, được áp dụng cho những vùng sinh thái có đủ điều kiện nuôi bào ngư như: nhiệt độ nước 20-300C; độ mặn 30-320/00; độ trong > 4m; pH 8,0-8,2; độ sâu 3-3,5m. 1.2. Nuôi bào ngư bố mẹ Nuôi nhốt trong ống plastic, tại vùng có độ mặn > 300/00, nhiệt độ nước 28-300C, độ trong cao. Cho ăn rong câu, rong mơ. Làm vệ sinh thường xuyên. Bào ngư có kích thước lớn: chiều dài vỏ 70-80mm; khối lượng 25-30g, tuyến sinh dục phát triển tốt. 1.3. Lựa chọn bào ngư bố mẹ cho sản xuất giống Tuyến sinh dục phát triển tốt, chiếm 80-90% phần gan-dạ dày, con cái có màu nâu hoặc xanh đậm, con đực có màu trắng sữa, trứng tròn có màng bao xung quanh, đường kính 180-200à, tinh hoạt động mạnh, dễ tan trong nước. 1.4 Kích thích đẻ trứng thu trứng và thụ tinh Kích thích đẻ bằng phương pháp gây sốc nhiệt kết hợp với chiếu tia cực tím 5 phút. Cho bào ngư đực, cái đẻ riêng để thu trứng và tinh. 1.5 Thụ tinh và thu ấu trùng Trochophore Dùng lưới phù du thực vật lọc lấy trứng chuyển sang bể ương. Trộn trứng và tinh theo tỷ lệ 10/1, mật độ trứng từ 10-15 tế bào/ml, mật độ tinh 5-6.104 tế bào/ml. Sự thụ tinh xảy ra ngay sau đó, trứng chìm xuống đáy, bắt đầu xảy ra phân bào. Khi trứng đã thụ tinh, lắng xuống đáy, lọc bỏ phần nước phía trên chứa nhiều tinh và các dịch tế bào khác. Thay nước 3-5 lần cho kết quả tốt hơn. 1.6 Nuôi và quản lý bể nuôi ấu trùng - Nuôi tảo khuê và chuẩn bị vật bám Nuôi tảo trong môi trường có bón phân và cường độ chiếu sáng 2.000-3.000 lux thời gian chiếu sáng 8-10 giờ/ngày. Sục khí thường xuyên, thay nước 3 ngày/lần, sau 7-10 ngày tảo phát triển mạnh có thể sử dụng để lấy giống. - Thu ấu trùng Veliger Thay nước 3-5 lần/ngày trong giai đoạn đầu sau thụ tinh. Ngừng cấp khí đến khi nở thành ấu trùng Trochophore. Che tối bể ương. Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở thành ấu trùng Trochophore cao trên 90%. - Nuôi thành bào ngư giống Sục khí nhẹ, thường xuyên thay nước 2 lần/ngày thay 2/3 thể tích bể. Bổ sung thức ăn khi thấy có dấu hiệu tảo bị lụi. Khi bào ngư giống được 60 ngày tuổi, dài 7mm có thể thả nuôi ngoài vùng biển tự nhiên, có độ mặn cao 30-320/00. Tỷ lệ sống đến giai đoạn Juvenile đạt 10% trở lên 2. Kết quả sản xuất giống - Ðã sản xuất được giống bào ngư với số lượng tương đối lớn: 50.000 con (1994) và 35.000 con (1997). Tích luỹ được những kinh nghiệm, ổn định kỹ thuật trong nuôi vỗ bố mẹ, cho đẻ và ương nuôi ấu trùng. Sử dụng các loại bể 25 lít, 100 lít, 1000 lít để cho đẻ và nuôi ấu trùng, chủ động nuôi bào ngư bố mẹ bằng các loại thức ăn trong nước. Tỷ lệ nở ấu trùng Trochophore là 90% và tỷ lệ sống đến bào ngư giống là 10%. Mật độ ương trong giai đoạn 1 là 5 con/ml, mật độ giống sau 40 ngày là 0,2 con/cm2 vật bám. - Ðã giải quyết tốt nguồn thức ăn cho ấu trùng. Hoàn toàn có thể chủ động lưu giữ, phân lập tảo khuê từ các nguồn trong tự nhiên. - Ðã đạt kết quả tốt trong việc gây sốc kích thích đẻ và làm thụ tinh nhân tạo. 3. Nuôi bào ngư thương phẩm Ngư dân vùng Quảng Ninh, Hải Phòng chỉ quen khai thác bào ngư tự nhiên từ tháng 4-9 hàng năm ở các ven đảo. Phương thức khai thác là lặn mò có sử dụng khí tài hoặc không, dùng các móc sắt móc bào ngư nằm trong các kẽ đá hoặc lật đá. Việc nuôi bào ngư còn hết sức mới mẻ, tuy nhiên, nuôi bào ngư sẽ giúp tăng sản lượng bào ngư và làm giảm cường độ lao động trong ngư dân - Nuôi bào ngư theo hình thức quảng canh: Thả giống bảo vệ và khai thác hợp lý. Phía nam-đông nam các đảo: Quan Lạn, Cô Tô, Minh Châu là những vùng nước có độ mặn cao quanh năm, đáy thường là đá cục hoặc phiến xếp liền kề nhau, có nhiều rong phát triển vào các tháng xuân hè. Ðây là địa điểm rất tốt để nuôi bào ngư theo hình thức quảng canh. - Nuôi treo: Là phương thức hợp lí nhất, được nhiều nước áp dụng. Theo cách này, bào ngư được nhốt trong các ống plastic đường kính 150-200mm, dài 300-450mm, trên có khoan 4-6 hàng lỗ đường kính 10mm, cách nhau 4-5cm, hai đầu ống có lưới (mắt lưới 2a=1mm) bịt kín và giữ cố định bởi hai vòng nhựa. So với các kiểu nuôi treo bằng lồng nhựa, rổ nhựa nuôi trong ống nhựa có nhiều ưu điểm hơn: dễ cho ăn, dễ bắt để kiểm tra; tránh được hầu hết địch hại và giá thành hạ, dễ kiếm. Hà Ðức Thắng - Viện nghiên cứu Hải sản |
- Nuôi cá quất đặc sản lãi tiền tỷ
- Kỹ thuật nuôi cá dĩa thương phẩm, sinh sản
- Kỹ thuật ươm nuôi cá sặt rằn
- Kỹ thuật ươm nuôi cá sặt rằn
- Kỹ thuật nuôi cá basa trong bè 'lớn nhanh như thổi' lại tiết kiệm chi phí
- Kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm trong ao vừa tiết kiệm vừa cho lãi lớn
- Kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm
- Kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông nhanh lớn
- Nuôi cá trê vàng nhàn tênh, mang lại giá trị kinh tế cao
- Kỹ thuật nuôi cá tra trong ao năng suất lớn cho lãi ròng