Kỹ thuật nuôi heo rừng

Vài năm trở lại đây ngày càng có nhiều hộ gia đình tìm hiểu và chăn nuôi heo rừng. Để chọn được con giống có chất lượng, đảm bảo cho đầu ra của mình sau này. Chúng tôi xin chia sẻ cùng bà con một số kinh nghiệm chọn heo rừng giống bố mẹ.

Lý do chia sẻ kinh nghiệm cho bà con là vì:

Thứ nhất: Chi phí con giống tương đối đắt;Thứ hai: Vì lợn mình nuôi là heo rừng nên phần tướng mạo con lợn rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình sau này kể cả bán con giống cũng như bán thịt, khách hàng luôn luôn quan tâm đến tướng mạo hình dáng con heo. Nếu tướng mạo lợn rừng bố mẹ mà giống như con heo ỉ thì chắc chắn khi tiêu thụ sẽ rất khó và mất giá.
Vì vậy khi chọn giống cần lưu ý một số đặc điểm sau:

Một là: Trước tiên bà con nên đi thăm quan tìm hiểu con giống tại các cơ sở cấp giống, để có sự so sánh, không nên chỉ xem ở một cơ sở rồi mua giống như vậy sẽ không chọn được con giống tốt nhất.

Hai là: Vì heo giống mua về nuôi còn nhỏ nên nhiều đặc điểm trên cơ thể chưa phát tướng, do đó khi mua bà con cần tìm hiểu kỹ con bố mẹ. Heo bố mẹ mõm phải dài, nhọn và thẳng; đầu nhỏ hình tam giác nhọn không có thịt, về cơ bản đầu chỉ có da bọc hộp sọ mặc dù phần thân trắm, chắc không gầy, đây là đặc điểm chứng tỏ giống heo đó có tỷ lệ lạc cao hơn so với những con nuôi cùng một chế độ dinh dưỡng nhưng không có đặc điểm đó; tiếp đến cổ phải dài, thắt ngẫng, không có má, đặc điểm này đối với heo mẹ chứng tỏ con heo đó sẽ mắn đẻ, đẻ sai (giống như vịt ta cổ thắt mắt treo đẻ khoẻ), nuôi con khéo; phần thân phải cao, dài, lưng thẳng, chân thẳng, heo mẹ bụng vừa phải khi không mang thai phải trở lại bụng bồ kết, trọng lượng cơ thể vừa phải (heo mẹ không nên vượt quá 50 kg) ; heo bố bờm phải rậm, lông bờm dài, trông dữ tướng, màu lông lý tưởng là 1/3 phần đầu lông màu nâu sẫm, còn lại 2/3 là màu đen, bụng bồ kếp, lưng phải hơi ngù, hai chân trước cao hơn hai chân sau một chút tạo dáng đi giống con gấu bắc cực, hậu môn hơi nồi, phần mông ở tư thế hơi cụp giống hình con chuột đàn như thế chứng tỏ đó là con đực tốt và khoẻ.

Ba là: Đàn heo con phải đều con, nhanh nhẹn, heo mẹ khi nuôi con phải gầy, như vậy chứng tỏ con mẹ đó tốt sữa, nuôi con khéo;

Bốn là: Mới nuôi, bà con không nên ham hố nuôi quá nhiều mà nên nuôi thử nghiệm, nhiều cũng chỉ nên nuôi khoảng 2 đôi, vì mới nuôi còn ít kinh nghiệm trong phòng chống bệnh tật và chăm sóc, nếu không may gặp rủi ro sẽ thiệt hại lớn. Một điều quan trọng nữa bà con cũng không nên mua heo mới nhập ở các vùng khác biệt về địa lý và môi trường sống về nuôi, vì như vậy sẽ có rủi ro về bệnh tật rất cao. Sự thay đổi đột ngột về môi trường sống, khí hậu, nguồn thức ăn, qúa trình vận chuyển lâu ngày lợn sẽ dễ mắc chứng bệnh phù lề, khi bị mắc bệnh này khả năng chữa khỏi bệnh gần như không có.
 

Các tin khác