Nuôi trích cồ

Trích cồ là loài chim quý hiếm, có màu sắc đẹp, thẩm mỹ, được nhiều người yêu thích. Chim dễ nuôi, dễ sinh sản, khi nuôi quen thì thả lang như gà.
 
Nuôi trích cồ mồi làm bổi là một nghề đòi hỏi công phu, lòng kiên trì chứ đam mê không chưa đủ. Trước tiên là việc chọn giống, chăm sóc, bắt từng cặp trống mái nuôi chung cho đến ngày đẻ trứng, ấp con. Riêng trích mồi chọn con giống đã khó, huấn luyện nó trở thành con trích mồi hay đem vào rừng đá lại càng khó hơn. Ông Hà Văn Ô, 55 tuổi, ở ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn (Hòn Đất, Kiên Giang), người nuôi trích từ lúc 10 tuổi, ông kể rành rọt loại trích nuôi cho đẻ, loại trích nuôi làm con mồi: 
 
Trích cồ nuôi đẻ
 
Mùa sinh sản của chúng từ tháng 4 đến tháng 6. Mỗi năm chúng đẻ làm ba đợt. Đợt đầu đẻ thường 5 - 6 trứng, đợt hai 3 - 4 trứng, đợt ba 2 trứng. Khi đẻ ta lót ổ tròn, lớn như ổ gà. Chim trống và mái vừa sống chung vừa đẻ và ấp. Trích con khi mới nở, người nuôi cung cấp chuột bằm nhuyễn để chim mẹ đút cho con, ngoài ra phải kiếm thêm củ năn, giá, bông súng. Sau từ 10 - 15 ngày, chim con mới mọc lông đều, lúc đó người nuôi mớm mồi cho chúng ăn để quen hơi. Chim non rất thích nước, nở một vài ngày là chúng nhảy vào thau nước ngâm mình. Nuôi 3 - 4 tháng chim mới đổi màu, thời gian này, người nuôi phân biệt được con trống lớn con, nhỏ hơn là mái và tuyển lựa chim mồi. 
 
Trích cồ mồi
 
Trích trống hay mái đều làm được con mồi đem đi đá, theo ông Ô thì con mồi “mái” đá hay hơn con “trống” vì nó “kêu” liên tục để dụ trích rừng. Tiêu chuẩn để tạo được con mồi hay phải biết xem tướng: đầu nhỏ, dáng chim thon, ngực nở, móng bự, có giọng kêu to, bền thu hút chim rừng.
 
Mùa gác bổi vào tháng mưa, từ tháng 4 đến tháng 7. Địa điểm cạnh lung, bàu, mé rừng tràm. Trước hết người thợ rừng giăng lưới chu vi khoảng đất mỗi cạnh 1,5 mét, sau đó thả chim mồi xuống. Chim mồi thấy cảnh bốn bề cây cối bạt ngàn, gió rừng xào xạc cảm thấy hưng phấn dang rộng cánh xong, cất lên tiếng kêu hào sảng. Mấy anh chị trích cồ rừng nghiêng đầu lắng nghe, nhưỡng cổ cất lên tiếng kêu đáp lễ. Đợt kêu vừa dứt, trích cồ rừng tức giận, lãnh địa của mình đã bị kẻ khác xâm phạm liền tung cánh tìm hướng đối phương bay lại gần. Khi đã xác định vị trí đối thủ, không dằn lòng trước giọng thách thức, nhảy vào tấn công. Thế là hai con phùng nhau đá, cắn cổ nhau. Đa số chim mồi luôn mạnh hơn chim rừng vì được ăn no đủ, nên không bao lâu chim rừng thua chạy, thế là mắc lưới. 
 
 Khả năng... giữ nhà của trích cồ
 
- Chim trích cồ trưởng thành có màu xanh dương và xanh lá cây ở phần ức và bụng; chân, mỏ và trên đầu có màu đỏ tươi rất đẹp. Loài chim này có khả năng bảo vệ lãnh thổ rất cao, từ lâu người ta đã nuôi giống chim này để giữ nhà.   
 
Khi có người lạ đến, chim bay đá và phát tiếng kêu lớn... Đặc biệt chúng rất ªlỳº, kể cả chụp lại được, đánh chúng nhưng khi thả ra tí vẫn đá tiếp.
 
Chim có sức đề kháng cao và thức ăn của chúng rất phong phú (tiện cho quá trình nuôi): cua, cá, tép, rau, cỏ dại, lúa, gạo, thức ăn gà, củ săín, giá, kể cả cơm...
 
Điều chú ý khi nuôi giống chim này là chất lượng con giống. Con giống phải được mua từ việc ấp nhân tạo hay chim mẹ vừa ấp nở tách chim con nuôi ngay (không để chim mẹ dẫn). Như thế chim con mới dạn người và có đặc tính giữ nhà trong môi trường nuôi làm cảnh!
 
Theo KHPT

Các tin khác