Bí quyết "vàng" để anh nông dân có trại gà to nhất xã kiếm tiền tỷ cực nhanh
Dẫn chúng tôi đến thăm trang trại gà của anh Ngô Trọng Hiển, trong suốt quãng đường đi, anh Nguyễn Văn Tài - Chủ tịch Hội ND xã Thụy An luôn dành nhiều lời khen ngợi về người hội viên nông dân của mình. "Trang trại gà của anh Ngô Trọng Hiển có quy mô lớn nhất, có hiệu quả kinh tế nhất ở xã Thụy An. Đây cũng là trang trại gà đầu tiên trên địa bàn xã được cấp chứng nhận về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm". Trại gà to nhất xã Ở địa phương, ít người gọi anh là Hiển hay Ngô Trọng Hiển như họ tên của anh. Họ thích gọi anh là Hiển "gà". Bản thân anh Hiển cũng thấy cách gọi này… hay hay, bởi như lời tâm sự của anh thì: "Tôi thực sự đam mê với nghề nuôi gà. Khi mới khởi nghiệp, có lúc gặp khó khăn, gia đình, bạn bè cũng khuyên chuyển sang mô hình khác, nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi vẫn quyết định sẽ gắn bó với nghề nuôi gà".
"Trên cơ sở thành công của hộ anh Ngô Trọng Hiển, xã Thụy An đang xây dựng vùng chăn nuôi trọng điểm của xã, trong đó gia đình anh Hiển là hạt nhân". Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Bí thư Đảng ủy xã Thụy An Sinh ra và lớn lên ở xã Thụy An, huyện Ba Vì - vùng đất nổi tiếng với thương hiệu "gà đồi Ba Vì", không biết từ lúc nào, anh Hiển đã có niềm đam mê đối với nghề chăn nuôi gà. Anh Hiển chia sẻ: Từ những năm 2002, tiền vốn ít, đàn gà mà anh nuôi chỉ có 200 con. Sau vài tháng nuôi gà, xuất bán ra thị trường đem lại lợi nhuận, anh tiếp tục mở rộng mô hình phát triển lên 500 con, rồi lứa sau tiếp tục nhân đàn lên 1.000 con, 2.000 con… Cứ thế, vừa làm vừa tích lũy, tái đầu tư, đến nay, anh Hiển đã mở rộng quy mô nuôi lên cả vạn con gà đẻ, 2 vạn gà thịt, 60 vạn gà giống và trở thành tỷ phú gà đồi trên đồng đất Thụy An. Với quy mô nuôi gà lớn, anh Hiển đầu tư xây dựng chuồng trại rất khang trang, bài bản. Theo đó, với tổng diện tích hơn 30.000m2, anh Hiển bố trí các khu ấp trứng, khu nuôi gà bố mẹ, khu nuôi gà thương phẩm riêng biệt. Các chuồng nuôi được đầu tư hệ thống giàn lạnh làm mát, uống nước tự động, lò ấp trứng có công suất 4 vạn trứng/mẻ. Ngoài ra, anh còn kết hợp trồng cây ăn quả tạo sân chơi và không gian cho đàn gà... "Đeo kính" cho gà bố mẹ Theo chia sẻ của anh Hiển, để đạt được thành quả như ngày hôm nay, anh đã phải trải qua không ít khó khăn. Ngay khi khởi nghiệp vào đầu năm 2002, vay được ngân hàng 7 triệu đồng, anh đầu tư kinh phí nuôi gà ta thương phẩm thì lập tức vấp phải thử thách lớn. Gà liên tục bị mắc bệnh, chưa kể giá gà trên thị trường xuống rất thấp. Những ngày đó anh Hiển mất ăn, mất ngủ...
Anh Hiển "gà" chia sẻ thêm: Ngoài việc lựa chọn con giống đảm bảo thì việc vệ sinh chuồng trại cũng quan trọng không kém. Sau khi xuất bán một lứa gà phải để trống chuồng trại từ 15 - 20 ngày để vệ sinh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi rồi mới cho lứa tiếp theo vào chuồng. Thua keo này thì bày keo khác, anh lại tiếp tục đầu tư vào nuôi gà. Nhưng vẫn như trước đó, gà vẫn bị bệnh, giá gà vẫn rớt thảm. Sau nhiều ngày trăn trở suy nghĩ, anh Hiển nhận ra nguyên nhân là do chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật, không làm chủ được đầu vào và đầu ra sản phẩm. Anh quyết định tiếp tục nuôi gà nhưng cách làm hoàn toàn mới. "Xu hướng của xã hội hiện đại đang cần những sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Vì vậy, tôi đã ấp ủ dự định chăn nuôi gà an toàn sinh học để vừa mang đến sản phẩm sạch cho người dân, vừa bảo vệ môi trường và giúp giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên"- anh Hiển chia sẻ. Nghĩ là làm, anh Hiển chịu khó tìm hiểu kinh nghiệm ở nhiều trang trại gà khác, đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn phương pháp nuôi gà an toàn sinh học. Từ 2 bàn tay trắng, đến nay gia đình Hiển "gà" sở hữu "trại gà to nhất xã" và làm nhiều người hết sức thán phục. Nói được, làm được, trang trại gà của anh Hiển rất có tiếng, được nhiều người tới tham quan, học hỏi cách làm. Với bất cứ ai, anh Hiển cũng không ngần ngại chia sẻ, trao đổi kỹ lưỡng về kinh nghiệm của mình. Để thịt gà thơm ngon hơn, ngoài việc thả gà ra môi trường tự nhiên, không gian vận động rộng, theo anh Hiển còn phối trộn thêm ngô hạt, khô đậu tương, cám gạo, chế phẩm sinh học theo tỷ lệ nhất định để làm thức ăn sinh học cho đàn gà. Ngoài nuôi gà đồi thương phẩm, gia đình anh còn tự sản xuất con giống để bán và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình. Với 1 vạn gà bố mẹ, trung bình mỗi tháng, gia đình anh Hiển bán ra thị trường khoảng 8 vạn gà giống. Để gà có tỷ lệ nở cao, anh Hiển nuôi ghép 1 gà trống với 10 gà mái và tiêm phòng vaccine đầy đủ. Đáng chú ý, anh Hiển còn "đeo kính" cho đàn gà bố mẹ. Anh Hiển cho biết: Với việc nuôi gà bố mẹ tập trung số lượng lớn nên thường xuất hiện cảnh gà cắn mổ nhau khiến gà bị trọc lông vùng lưng, cổ, đầu, thậm chí gây thương tích, ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản. Chính vì vậy, khi đàn gà bố mẹ được 4 tháng tuổi, anh Hiển bắt đầu "đeo kính" cho đàn gà. Anh Hiển khẳng định, việc đeo kính không làm ảnh hưởng đến bất kỳ sinh hoạt hàng ngày nào của con gà. Do chiếc then nhựa chỉ to bằng 1/3 lỗ mũi của gà nên không gây ảnh hưởng đến việc hô hấp, ăn uống. Đeo kính cho gà mục đích để che tầm mắt nhìn thẳng của con gà, nên gà không bao giờ chọi nhau, đuổi cắn nhau, gà phát triển rất nhanh. Theo THU HÀ/ DÂN VIỆT |
- Cứ nuôi tôm 2 vụ lại xen một vụ nuôi cá đặc sản, nông dân Sóc Trăng bất ngờ đếm tiền nhiều hơn hẳn
- Nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược
- 'Bí kíp' trồng xoài giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng
- Chăn nuôi chả cần nhốt chuồng là chăn nuôi kiểu gì mà bà chủ tha hồ nhặt trứng, bán giá cao?
- Nuôi vịt chuồng lạnh hạn chế rủi ro
- Cái khó ló cái khôn, dân Nghệ An dùng kế hay khiến cây chanh "chết giả" kích thích sai hoa, đậu quả
- 'Bí kíp' để xoài cho quả tới 2,6kg, to như cái phích
- Nuôi vịt xiêm bằng thức ăn tự nhiên, chi phí thấp, hiệu quả cao
- Cầm chắc hơn 1 tỷ/năm là thu nhập của một anh nông dân Đồng Tháp làm phòng đẹp "ru ngủ" ốc đặc sản
- Đây là kiểu trồng cây, nuôi con mới ở Bạc Liêu, nông dân chuyển đổi thành công, thu nhập tốt hơn hẳn