Kinh nghiệm nuôi bộ heo con
Trong chăn nuôi heo, khâu nuôi heo con trong thời kỳ theo mẹ và sau cai sữa là khó nhất, thường có tỷ lệ hao hụt là 10 - 25%. Đế đảm bảo bớt tỷ lệ hao hụt trong khâu này và tránh lãng phí số heo con của những heo nái đẻ sai (quá số vú của heo mẹ). Có thể nuôi bộ heo con khi heo mẹ đẻ quá nhiều, xin giới thiệu kinh nghiệm của ông Mười Vĩnh (Ô Môn-Cần Thơ), một nông dân có nhiều kinh nghiệm nuôi bộ heo con.
1. Chọn mua heo con thừa ở những nái đẻ sai: Chỉ mua những heo đã qua bú sữa đầu (để được tẩy độc trong bộ máy tiêu hóa của heo con) từ 2 - 5 ngày tuổi. Khi mua chọn những con có lông bóng mượt, da mỏng hồng hào, mắt tinh nhanh không có nhử, rốn khô, lỗ hậu môn khít và khô ráo, bốn chân cứng cáp. Không mua những heo con lông xù, da nhợt nhạt nhăn nheo, mắt đỏ có dử, đít ướt, đi lại xiêu vẹo. Chú ý khi mua heo về kiểm tra răng nanh, nếu dài thì dùng kìm cắt ngay và cho xúc nước muối khử trùng. 2. Chăm sóc nuôi dưỡng heo con không mẹ ổ úm và chuồng nuôi Giai đoạn đầu: (Từ 2 - 10 ngày), nhốt heo con trong các thùng gỗ, thùng các tông, đáy có lót rơm mềm, vải, quần áo cũ giặt sạch. Đặt những thùng này ở góc chuồng kín, ấm, tránh gió lùa, trên có bóng điện sưởi ấm suốt ngày đêm, nhất là vào mùa lanh. Nơi không có điện có thể dùng lò than, đốt trấu bổi, mùn cưa... Heo con được 10 ngày ăn tốt, khỏe mạnh có thể thiến những con heo đực. Heo con từ 11 - 20 ngày tuổi: Có thể dùng khung gỗ hay quây gạch ở một góc chuồng tạo ô úm, nền cũng lót rơm rạ mềm, ban đêm về mùa đông vẫn cần những biện pháp sưởi ấm cho heo con như trên. Giai đoạn này chú ý cho heo con bài tiết ở một chỗ nhất định để luôn đảm bảo chuồng khô sạch. Heo con từ 21 ngày trở đi có thể bỏ ô úm, nhưng nền vẫn lót rơm rạ khô mềm cho heo nằm. Cần có sân cho chúng ra vận động, nơi có vườn cây, có tường bao kín thì có thể cho heo tự do ra vườn sẽ cứng cáp và mau lớn hơn. Chú ý huấn luyện cho heo bài tiết ở một góc riêng. Nếu có điều kiện nên lắp vòi uống nước tự động (đặt vòi cao 25 -30cm), một vòi dùng cho 20 - 30 con. Heo được uống nước sạch và mát sẽ tăng khả năng tiêu hóa hơn. Cho ăn và chăm sóc + Giai đoạn đầu: (2 - 10 ngày), dùng sữa bột tốt 97%, mật ong 2% và 1% Premix, khoáng, sinh tố, tất cả trộn đều cho mỗi con một ngày 25 - 40g (tùy theo giống heo) với 150ml nước ấm (đã đun sôi) cho ăn mỗi ngày 6 bữa vào 9 - 12 - 15 - 18 và 21 giờ trong ngày. Trong 2-3 ngày đầu heo con chưa quen có thể dùng găng tay (tránh sờ trực tiếp bàn tay vào heo), bắt từng con, lấy lông gà sạch, quệt hỗn hợp thức ăn này vào miệng heo con. Sang ngày thứ 4 thì cho ăn bằng thìa, khi bón cho từng con cần hạ thìa dần xuống đĩa để heo con liếm láp và sau đó tự liếm trong đĩa. Khi lượng thức ăn nhiều lên có thể chuyển sang cho ăn bằng máng có độ cao thấp vừa tầm với của heo. + Giai đoạn 11 - 20 ngày: Lấy 1/3 sữa bột đóng túi trộn với 2/3 bột mì hay bột gạo nếp cộng với bột đậu tương chiếm 1/10 khối lượng sữa bột mì, trộn thật đều; hỗn hợp này được hòa với nước nấu chín. Sau đó để nguội rồi hòa với 1% premix khoáng - sinh tố (có thể thay bằng 50 - 100g rau non thái nhỏ và 0,5g bột xương) một ngày mỗi con cho ăn 6 bữa. + Giai đoạn 21 - 45 ngày: Trộn 1/3 sữa bột + 4/5 bột mì hay bột gạo +7% bột đậu tương + 2% bột cá. Tất cả trộn thật đều rồi nấu chín thành hỗn hợp lỏng để nguội, trộn với 1% premix khoáng - sinh tố. Thời gian này mỗi con cần ăn 110 - 250g hỗn hợp chia làm 5 bữa vào 6, 10, 14, 18 và 22 giờ trong ngày. Với phương thức nuôi như trên, sau 45 ngày heo giống nội có thể đạt 6-7kg và heo giống ngoại đạt 14-16kg. Phòng trị bệnh: Thường xuyên giữ ô úm, nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Tiêm phòng: - 20 ngày tiêm vắc xin dịch tả.. - 25 ngày tiêm vắc xin đóng dấu - tụ huyết trùng. - 30 ngày tẩy giun sán. - 35 ngày tiêm lại vắc xin và dịch tả. Theo Báo nông nghiệp |
- Người trồng hoa biến đêm thành ngày, túc trực chăm hoa Tết
- Chọn tạo giống cà chua lai năng suất cao, kháng bệnh xoăn vàng lá
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Cho loài gà tre ăn trùn quế, đẻ ra quả trứng bé thôi, anh nông dân Lâm Đồng bán giá cao vẫn khối người mua
- Bí quyết trồng khoai lang giúp lợi nhuận tăng gần 3 lần
- Cứ nuôi tôm 2 vụ lại xen một vụ nuôi cá đặc sản, nông dân Sóc Trăng bất ngờ đếm tiền nhiều hơn hẳn
- Nuôi tôm siêu thâm canh bằng thảo dược
- 'Bí kíp' trồng xoài giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng
- Chăn nuôi chả cần nhốt chuồng là chăn nuôi kiểu gì mà bà chủ tha hồ nhặt trứng, bán giá cao?
- Nuôi vịt chuồng lạnh hạn chế rủi ro